Dân số tăng nhanh, mức sống cao và tranh giành nguồn tài nguyên khan hiếm, đó là những yếu tố có thể tạo ra một thế giới "không thể nhận ra" vào năm 2050.
Tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội tiến bộ khoa học Mỹ (AAAS) diễn ra ngày 20/2, các chuyên gia hàng đầu đã cảnh báo như vậy và khẳng định viễn cảnh trên sẽ xảy ra nếu những xu hướng hiện nay không được cải thiện.
Tại hội nghị, các nhà khoa học đặc biệt cảnh báo tình trạng gia tăng dân số trên phạm vi toàn cầu.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ đạt 7 tỷ người trong năm nay và lên tới 9 tỷ vào năm 2050, trong đó tốc độ tăng dân số nhanh nhất là ở các nước chậm phát triển tại châu Phi và Nam Á.
Các chuyên gia nhận định trong vòng 40 năm tới, để đáp ứng nhu cầu của 9 tỷ người này, thế giới cần phải sản xuất một lượng thức ăn tương đương tổng lượng lương thực đã sản xuất trong 8.000 năm qua.
Sự bùng nổ dân số còn làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề, trong đó có việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Thu nhập tăng cao cũng là một vấn đề cần bàn.
Các chuyên gia cho biết, trong vòng 40 năm tới, thu nhập trung bình của người dân trên thế giới dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần, riêng tại các nước đang phát triển mức tăng này là gấp 5 lần.
Thực trạng này sẽ gia tăng sức ép đối với các nguồn cung cấp lương thực trên thế giới do nhu cầu lương thực của con người ngày càng tăng khi chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Theo các chuyên gia, bài toán đặt ra là "thêm người, thêm tiền, thêm tiêu dùng, nhưng vẫn là hành tinh cũ," vậy thì chính phủ các nước phải làm thế nào để thay đổi cách thức sản xuất lương thực ngay từ bây giờ.
Các chuyên gia cũng kêu gọi tăng hỗ trợ cho các chương trình kế hoạch hóa gia đình nhằm kiểm soát tốc độ tăng dân số, đặc biệt là tại các nước đang phát triển./.
Tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội tiến bộ khoa học Mỹ (AAAS) diễn ra ngày 20/2, các chuyên gia hàng đầu đã cảnh báo như vậy và khẳng định viễn cảnh trên sẽ xảy ra nếu những xu hướng hiện nay không được cải thiện.
Tại hội nghị, các nhà khoa học đặc biệt cảnh báo tình trạng gia tăng dân số trên phạm vi toàn cầu.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ đạt 7 tỷ người trong năm nay và lên tới 9 tỷ vào năm 2050, trong đó tốc độ tăng dân số nhanh nhất là ở các nước chậm phát triển tại châu Phi và Nam Á.
Các chuyên gia nhận định trong vòng 40 năm tới, để đáp ứng nhu cầu của 9 tỷ người này, thế giới cần phải sản xuất một lượng thức ăn tương đương tổng lượng lương thực đã sản xuất trong 8.000 năm qua.
Sự bùng nổ dân số còn làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề, trong đó có việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Thu nhập tăng cao cũng là một vấn đề cần bàn.
Các chuyên gia cho biết, trong vòng 40 năm tới, thu nhập trung bình của người dân trên thế giới dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần, riêng tại các nước đang phát triển mức tăng này là gấp 5 lần.
Thực trạng này sẽ gia tăng sức ép đối với các nguồn cung cấp lương thực trên thế giới do nhu cầu lương thực của con người ngày càng tăng khi chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Theo các chuyên gia, bài toán đặt ra là "thêm người, thêm tiền, thêm tiêu dùng, nhưng vẫn là hành tinh cũ," vậy thì chính phủ các nước phải làm thế nào để thay đổi cách thức sản xuất lương thực ngay từ bây giờ.
Các chuyên gia cũng kêu gọi tăng hỗ trợ cho các chương trình kế hoạch hóa gia đình nhằm kiểm soát tốc độ tăng dân số, đặc biệt là tại các nước đang phát triển./.
(TTXVN/Vietnam+)