Cách để châu Âu không rơi vào “tình thế Nhật Bản”

Cách để châu Âu không rơi vào “tình thế Nhật Bản"

Trong thế giới của ngày hôm nay, lạm phát ở mức rất thấp và được dự đoán sẽ duy trì mức như vậy, và giới chức tiền tệ vẫn giữ được sự tín nhiệm đáng kể, thậm chí còn có nhiều uy tín hơn trước kia.
Cách để châu Âu không rơi vào “tình thế Nhật Bản" ảnh 1Một công trường xây dựng tại khu vực Tây Nam London, Anh, ngày 2/8/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo trang mạng project-syndicate.org, khi giới chức quản lý tài chính và tiền tệ của các nước đưa ra các biện pháp mạnh tay để đẩy lùi tác động kinh tế mà đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (COVID-19), những bản cân đối tài chính của ngân hàng trung ương và nợ công lại nhanh chóng phình to.

Đối với Liên minh châu Âu (EU), xu hướng này đi theo chiều hướng trầm trọng hơn với việc thiết lập quỹ phục hồi COVID-19 trị giá 750 tỷ euro (886 tỷ USD).  

Đây là một thế giới hoàn toàn mới đối với các nước phát triển, trừ Nhật Bản. Đây không phải là một thế giới “tốt đẹp” của những năm 1990 với tình hình lạm phát ổn định, sản lượng ổn định, thận trọng về tài chính và ngân hàng trung ương không phải chú tâm nhiều vào việc thao túng tỷ giá lãi suất ngắn hạn để đạt được những mục tiêu về chỉ số lạm phát.

Tuy nhiên, thế giới đầy xáo trộn hiện nay cũng không giống như thế giới của những năm 1970 với tỷ lệ lạm phát cao, sản lượng bấp bênh, sự hoang phí về tài chính và chính sách tiền tệ nhằm kích thích hoạt động kinh tế một cách thái quá. 

Trong thế giới của ngày hôm nay, lạm phát ở mức rất thấp và được dự đoán sẽ duy trì mức như vậy, và giới chức tiền tệ vẫn giữ được sự tín nhiệm đáng kể, thậm chí còn có nhiều uy tín hơn trước kia.

Các nước phát triển đã tiến tới tình huống mà trong đó sự phân biệt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa chỉ còn mang tính học thuật, và việc hợp nhất nợ không thể thực hiện được.

Đây chính là tình hình lây nay ở Nhật Bản, với tỷ lệ lạm phát rất thấp, tỷ lệ lãi suất âm và tỷ lệ nợ công so với GDP là 200%, 70% trong số đó thuộc về ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, đa phần các nước thường không quen khi phải đối mặt với những vấn đề này. Việc tháo gỡ vấn đề và tránh để xảy ra vòng xoáy giảm phát sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận sáng tạo và đồng bộ về chính sách tiền tệ và tài khóa. 

Thách thức này sẽ đặc biệt ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực đồng tiền chung châu Âu eurozone, vốn có chính sách tiền tệ chung song lại không có chính sách ngân sách chung, dù có quỹ phục hồi mới được thành lập.

Việc vượt qua thách thức này sẽ đòi hỏi sự thiết lập về thể chế vốn rất khác so với những gì được thiết lập theo Hiệp ước Maastricht về Liên minh châu Âu. Giới lãnh đạo châu Âu cần khẩn cấp bắt đầu thảo luận những việc cần làm cũng như cách thức thiết lập thể chế đó. 

[Cách thức EU tiến hành để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19]

Tài liệu đánh giá chiến lược hiện nay của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tạo cơ hội để xử lý một số vấn đề nguy cấp hiện nay. Ví dụ, ECB có thể cập nhật định nghĩa về ổn định giá cả, để có thể linh động khi vượt quá mục tiêu lạm phát trong ngắn hạn, theo đó bù đắp lại cho những năm không chạm tới mục tiêu này. Một giải pháp có thể tìm đến là thực hiện mục tiêu GDP danh nghĩa.

Theo cách đó, để đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn cung vốn đẩy giá lên cao và làm đình trệ hoạt động sản xuất, ECB sẽ đánh giá một cách công bằng hai chỉ số mục tiêu GDP.

Điều này sẽ cản trở giới hoạch định chính sách có quan điểm cứng rắn thái quá vào thời điểm hàng loạt các yếu tố - từ biến đổi khí hậu đến đại dịch đến các cuộc khủng hoảng tài chính - có nguy cơ gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng hơn. 

Cách để châu Âu không rơi vào “tình thế Nhật Bản" ảnh 2Các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, Bỉ ngày 18/7/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tuy nhiên, sự thay đổi như vậy chỉ có tác dụng ở mức độ hạn hẹp. Vấn đề cốt yếu, vốn sẽ đa phần cần đến sự ra đời của một vài luật mới và sự từ bỏ Hiệp ước Maastricht, là mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và tài khóa.

Ở một nhà nước trung ương tập quyền như Mỹ hoặc Anh thì sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là điều có thể thực hiện được nhằm phục vụ một mục tiêu đã được đồng thuận, ví dụ mục tiêu về GDP danh nghĩa. 

Đối với một liên minh tiền tệ, sự phối hợp nói trên mang tính chất phức tạp hơn. Giới hoạch định chính sách tiền tệ và tài khóa cần phối hợp hài hòa với nhau để đạt được sự kết hợp đúng đắn về lạm phát, sản lượng, lãi suất và rủi ro chủ quyền.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự phối hợp như vậy sẽ ảnh hưởng đến chương trình mua trái phiếu của ECB, về mức độ rủi ro mà chương trình này sẽ gánh chịu và tỷ lệ trái phiếu liên quan vấn đề địa lý mà ECB mua vào.

Liệu ECB sẽ mua vào những trái phiếu tương đối an toàn cho quỹ phục hồi nói trên của mình hay để chúng trôi nổi ngoài thị trường trong khi nhắm đến những tài sản rủi ro hơn cho chương trình mua sắm trái phiếu của mình?

Đây là một quyết định chính sách tiền tệ với những hậu quả về vấn đề tài khóa. Quyết định này không nên để phó mặc cho riêng ngân hàng trung ương xử lý. 

Những sự thay đổi thể chế nào có thể giải quyết được vấn đề này? Trước hết, EU cần cân nhắc mong muốn của một cơ quan có thẩm quyền độc lập về tài khóa mà ECB có thể phối hợp chính sách.

Hai cơ quan này sẽ tổ chức họp thường xuyên để đặt ra những mục tiêu liên quan, về thâm hụt, tỷ lệ lãi suất và giá cả, cũng như để đánh giá liệu các chính sách quốc gia có phù hợp với những mục tiêu đó hay không. 

Đại dịch đã làm đảo lộn nhiều quy tắc cũng như những chính sách thể chế hiện hành. Ví dụ, EU đã ngừng thực hiện quy định về giới hạn thâm hụt tài khóa, điều mà đa phần chuyên gia kinh tế cho rằng không nến sớm tái áp dụng trở lại, nhất là không phải trong định dạng hiện nay.

Nếu giới lãnh đạo EU nhân dịp này để thực hiện sự thay đổi hoàn diện và hướng về tương lai thì cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra có thể giúp nâng EU lên một vị thế mới tốt hơn. Nếu không, các điều kiện để thay đổi có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều. Và điều này chỉ có thể hỏi Nhật Bản mới có thể biết được./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục