Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 25/12/2009, khi đứng trước vành móngngựa, Yên đã khẩn thiết kêu oan. Bị cáo Yên một mực không nhận đã lấy trộm sốtài sản 150 triệu đồng và nhiều phong bì đựng tiền của ông Nguyễn Văn Diện, khiđó là Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện miền núi, biên giới Phong Thổ. Bị cáocòn khai trước Hội đồng xét xử là bị mớm cung, ép cung.
Bị cáo phản cung
Theo Cáo trạng ngày 18/11/2009 của Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Phong Thổ, HoàngTiến Yên - khi đó là bảo vệ Ủy ban Nhân dân huyện Phong Thổ, khai nhận chiềungày 19/4/2009, khi đi lắp đường dây điện về, Yên về phòng bảo vệ Ủy ban Nhândân huyện Phong Thổ cất đồ.
Thấy không có ai ở khu vực đó, Yên liền mở cửa phòng Chủ tịch Ủy ban Nhân dânhuyện Phong Thổ nơi ông Diện làm việc, mở tủ sắt lấy đi khoảng 150 triệu đồng vànhiều phong bì bên trong có tiền mệnh giá 500.000 đồng.
Bọc số tiền và phòng bìthành một gói, Yên dấu gói tiền ở gác baga xe máy chuyển về hướng nhà ở nhưng vềgần đến nhà, Yên kiểm tra gói tiền thì thấy không còn. Yên quay xe lại tìm nhưngvẫn không thấy, Yên đành coi như không có số tiền ấy nữa và về nhà.
Hoàng Tiến Yên đã bị Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Phong Thổ truy tố về tội trộmcắp tài sản thuộc loại "Tội phạm nghiêm trọng" với khung hình phạt từ 2-7 nămtù.
Tuy nhiên, tại phiên tòa ngày 25/12/2009, bị cáo Hoàng Tiến Yên đã phản cung vàkhai trước Tòa là bị ép cung, mớm cung.
Căn cứ vào kết quả xét hỏi, tranh luậntại phiên tòa, Tòa án nhân dân huyện Phong Thổ với Hội đồng xét xử sơ thẩm cũngđã ra Quyết định trả lại hồ sơ vụ án hình sự đối với bị cáo Hoàng Tiến Yên bịtruy tố về tội trộm cắp tài sản, cho Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Phong Thổ để điều tra bổ sung 6 vấn đề như biên bản khai hồi 8 giờ ngày14/5/2009, ông Diện khai vay của ông Trần Mạnh Dũng, xã Mường So, Phong Thổ là150 triệu đồng.
Nhưng biên bản vay tiền ngày 12/4/2009, ông Dũng chỉ cho ông Diện vay 145triệu đồng. Ngoài 145 triệu đồng bị mất, ông Diện còn khai mất 4 phong bì, loạiphong bì do Ủy ban Nhân dân huyện in, phát hành, bên trong có tiền mệnh giá500.000 đồng và 100.000 đồng và trong mỗi phong bì có bao nhiêu tiền thì ôngDiện không nhớ.
Tại lời khai ngày 24/4/2009, bị cáo Yên khai nhận trộm cắp 4 tậptiền và 6 phong bì bên trong có tiền nhưng là loại phong bì do bưu điện pháthành.
Bản khám nghiệm hiện trường ngày 20/4/2009, ổ khóa không có vết cạy phá vàkhông có dấu vết gì khác nhưng bản thực nghiệm điều tra ngày 13/10/2009, sau khithực nghiệm ổ khóa có nhiều vết trầy xước trong đó có vết xước 0,082m, rộng0,001m.
Ngay chiếc khăn thổ cẩm bị cáo Yên khai dùng để lót tôvít cậy cửa nhưngsau 7 ngày cơ quan điều tra mới thu giữ. Như vậy quỹ thời gian quá dài, chiếckhăn đó đã bị tạp vụ giặt nhiều lần nên không còn dấu vết để phục vụ cho côngtác chuyên môn.
Thẩm phám, Chủ tọa phiên tòa ngày 25/12/2009, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân huyệnPhong Thổ, Lò Văn Phủ cũng khẳng định lời khai của bị cáo và các chứng cứ cótrong hồ sơ không trùng hợp với nhau, có nhiều mâu thuẫn.
Tại điều 72 Bộ Luật tố tụng hình sự cũng nêu: “lời nhận tội của bị can, bị cáochỉ có thể được coi là bằng chứng, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kếttội”.
Gia đình bị cáo bức xúc
Gần 9 tháng nay, bố mẹ Yên đã hơn 60 tuổi, cứ quanh quẩn ở nhà, đi ra đi vào nhưhai cái bóng. Bà Lê Thị Hợi, mẹ của Yên vừa khóc vừa kể “chúng tôi bây giờ khôngcòn biết nhờ cậy vào ai nữa”. Đơn thư gửi lên tỉnh, người ta đều gửi lại chohuyện giải quyết. Ngày Yên bị bắt giữ và cả ngày Yên được đưa ra xét xử, giađình bà Hợi đều không được thông báo trước.
Ông luật sư ở tỉnh Điện Biên, được gia đình thuê bảo vệ quyền lợi cho Yêncũng mới sang nhà bà được 2 lần, mà lần nào ông đến nhà cũng đều ngà ngà say. BàHợi muốn vào thăm con nhưng rất khó, người ta không cho vào.
Vợ của Yên mới cưới, đã có bầu khoảng 4 tháng nhưng vì là giáo viên dạy học ởmãi bản xa, cách nhà chục cây số nhưng liên tục bị gọi đi khai báo, tường trìnhnên cũng đã bị sảy thai.
Ông Văn Bình, bố của Yên mắc bệnh cao huyết áp, mấy tháng nay gặpchuyện đau lòng, suy nghĩ nhiều mà mái đầu càng thêm bạc đi trông thấy; bức xứcnói “gia đình tôi mong sao cơ quan chức năng sớm làm rõ sự siệc, nếu con tôi cótội thì cho nó đi tù, còn nếu không có tội thì phải thả cho nó ra, chứ sao lạigiam giữ nó lâu thế chứ..."
Ông Bình kể thêm, mặc dù gia đình ông có 4 người con, chỉ có Yên là con traiduy nhất trong nhà, nhưng gia đình ông không nuông chiều Yên. Từ nhỏ đến nay Yên“chưa từng lấy của hàng xóm láng giềng cái gì từ quả trứng. Ngày Công an dẫn nóvề để lấy tiền, nó uất ức quá đã lao đầu vào bể nước để tự tử may mà không chết.Tiền không tìm thấy trong nhà, rồi người ta lại bảo rằng nó khai làm mất trênđường mang về nhà."
Theo Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự: “thời hạn tạm giam bị can để điều trakhông quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng. Đối với tội phạm nghiêm trọngcó thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá 2 tháng và lần thứhai không quá 1 tháng”. Trong khi đó thời gian Hoàng Văn Bình bị giam để điềutra lên tới gần 9 tháng mới được đưa ra xét xử mà vẫn không đủ cơ sở để tuyênán.
Ngày 6/1, trao đổi với Trung tá Nguyễn Bá Tiến, Phó Công an Nhân dân huyện PhongThổ xung quanh vấn đề này, chúng tôi được biết đây là vụ án nghiêm trọng, cónhiều tình tiết phức tạp. Trong quá trình điều tra, không có việc ép cung, haymớm cung bị can. Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục điều tra bổ sung hồ sơ lần2 do Viện Kiểm sát Nhân dân và Tòa án Nhân dân huyện yêu cầu.
Song điều làm chúng tôi khá bất ngờ là, đến thời điểm này, trong quá trình hoànthành bài viết, phóng viên lại nhận được thông tin gia đình ông Hoàng Văn Bìnhvừa nhận được “quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn” của cơ quan chức năng vềviệc tạm thả Hoàng Tiến Yên. Tối cùng ngày, anh Yên đã về sum họp cùng gia đình.
Vào thời điểm xảy ra vụ án, ông Nguyễn Văn Diện đang giữ cương vị Quyền Chủ tịchhuyện miền núi, biên giới Phong Thổ, nay là Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch tỉnh Lai Châu./.