Ngày 6/10, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh phối họp với Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư&Du lịch ASEAN-Nhật Bản (AJC), tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và mây tre đan vào thị trường Nhật Bản.”
Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố cho biết, hội thảo nhằm thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ và mây tre đan có giá trị gia tăng cao của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Qua việc gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia và doanh nghiệp Nhật Bản sẽ góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tiềm năng trong việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ và mây tre đan trong nước có cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản, hiểu biết về nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng…
Theo số liệu thống kê của AJC, đồ gỗ nội thất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các mặt hàng nội ngoại thất nhập khẩu vào Nhật Bản và kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội ngoại thất bình quân hàng năm đạt khoảng 1,5 tỷ USD, trong đó hàng nhập từ Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng đồ gỗ nội thất phòng ngủ, nhà bếp, văn phòng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc làm theo đơn đặt hàng, chưa có nhiều thiết kế, mẫu mã độc đáo để thu hút khách hàng.
Ông Takayoshi Nagashima, đại diện công ty AIK Co.,Ltd (Nhật Bản) cho biết, hiện xu hướng tiêu dùng các mặt hàng nội ngoại thất tại thị trường Nhật Bản đòi hỏi các sản phẩm có giá trị gia tăng cao để nâng cao chất lượng cuộc sống và thể hiện được bản sắc, cá tính của người tiêu dùng. Các mặt hàng đòi hỏi phải đáp ứng được các nhu cầu đa dạng, tinh tế trong thiết kế, chức năng sử dụng và dịch vụ tốt.
Theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), trong giai đoạn từ năm 2010-2020 sẽ có khoảng 92% hàng hóa của Việt Nam-Nhật Bản được miễn thuế khi xuất khẩu vào thị trường mỗi bên, giảm thuế suất các mặt hàng công nghiệp tới mức từ 0-5%.
Riêng về nông nghiệp, lâm sản, thủy sản… Nhật Bản cũng dành sự cam kết khá cao cho Việt Nam so với các nước khác trong khối ASEAN./.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố cho biết, hội thảo nhằm thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ và mây tre đan có giá trị gia tăng cao của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Qua việc gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia và doanh nghiệp Nhật Bản sẽ góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tiềm năng trong việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ và mây tre đan trong nước có cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản, hiểu biết về nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng…
Theo số liệu thống kê của AJC, đồ gỗ nội thất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các mặt hàng nội ngoại thất nhập khẩu vào Nhật Bản và kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội ngoại thất bình quân hàng năm đạt khoảng 1,5 tỷ USD, trong đó hàng nhập từ Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng đồ gỗ nội thất phòng ngủ, nhà bếp, văn phòng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc làm theo đơn đặt hàng, chưa có nhiều thiết kế, mẫu mã độc đáo để thu hút khách hàng.
Ông Takayoshi Nagashima, đại diện công ty AIK Co.,Ltd (Nhật Bản) cho biết, hiện xu hướng tiêu dùng các mặt hàng nội ngoại thất tại thị trường Nhật Bản đòi hỏi các sản phẩm có giá trị gia tăng cao để nâng cao chất lượng cuộc sống và thể hiện được bản sắc, cá tính của người tiêu dùng. Các mặt hàng đòi hỏi phải đáp ứng được các nhu cầu đa dạng, tinh tế trong thiết kế, chức năng sử dụng và dịch vụ tốt.
Theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), trong giai đoạn từ năm 2010-2020 sẽ có khoảng 92% hàng hóa của Việt Nam-Nhật Bản được miễn thuế khi xuất khẩu vào thị trường mỗi bên, giảm thuế suất các mặt hàng công nghiệp tới mức từ 0-5%.
Riêng về nông nghiệp, lâm sản, thủy sản… Nhật Bản cũng dành sự cam kết khá cao cho Việt Nam so với các nước khác trong khối ASEAN./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)