Tập đoàn Hitachi của Nhật Bản vừa ký thỏa thuận trị giá lên tới 700 triệu bảng (khoảng 1,12 tỷ USD) mua lại Công ty điện hạt nhân Horizon của Đức để giành quyền xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở hạt Anglesey và Gloucestershire của Anh.
Liên doanh Horizon được hai công ty của Đức là E.ON và RWE thành lập năm 2009 như một phần trong kế hoạch đáp ứng các mục tiêu giảm lượng khí carbon và đảm bảo nhu cầu năng lượng của Anh khi mà các nhà máy điện cũ của nước này bị đóng cửa.
Tuy nhiên, E.ON và RWE đã rao bán Liên doanh Horizon từ hồi tháng Ba vừa qua sau khi Chính phủ Đức quyết định từ bỏ điện hạt nhân do lo ngại xảy ra những sự cố tương tự như ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản vào tháng 3/2011.
Thủ tướng David Cameron đã hoan nghênh quyết định của Hitachi, nhấn mạnh rằng đây là một lá phiếu của niềm tin trị giá hàng tỷ bảng và kéo dài nhiều thập kỷ ở Anh; đồng thời, sẽ góp phần xây dựng những cơ sở hạ tầng mới và quan trọng cho nền kinh tế nước này.
Ông Cameron cho biết dự án sẽ tạo ra việc làm cho 12.000 lao động trong quá trình xây dựng và hàng nghìn công nhân có tay nghề cao khi các nhà máy điện này đi vào hoạt động. Dự án này cũng sẽ khuyến khích làn sóng đầu tư mới vào ngành điện hạt nhân của xứ sở sương mù.
Tập đoàn cơ khí Babcock International và Rolls-Royce cũng đã ký các hợp đồng sơ bộ để tham gia dự án này cùng với Hitachi. Theo dự kiến, thỏa thuận sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 11 tới đây.
Hai nhà máy điện hạt nhân này sẽ có tổng công suất là 6GW và nhà máy đầu tiên dự kiến được đưa vào hoạt động trong nửa đầu thập kỷ tới đây. Theo Hitachi, tập đoàn này sẽ sử dụng công nghệ lò phản ứng nước sôi, một công nghệ hiện đang được áp dụng ở bốn lò phản ứng của Nhật Bản./.
Liên doanh Horizon được hai công ty của Đức là E.ON và RWE thành lập năm 2009 như một phần trong kế hoạch đáp ứng các mục tiêu giảm lượng khí carbon và đảm bảo nhu cầu năng lượng của Anh khi mà các nhà máy điện cũ của nước này bị đóng cửa.
Tuy nhiên, E.ON và RWE đã rao bán Liên doanh Horizon từ hồi tháng Ba vừa qua sau khi Chính phủ Đức quyết định từ bỏ điện hạt nhân do lo ngại xảy ra những sự cố tương tự như ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản vào tháng 3/2011.
Thủ tướng David Cameron đã hoan nghênh quyết định của Hitachi, nhấn mạnh rằng đây là một lá phiếu của niềm tin trị giá hàng tỷ bảng và kéo dài nhiều thập kỷ ở Anh; đồng thời, sẽ góp phần xây dựng những cơ sở hạ tầng mới và quan trọng cho nền kinh tế nước này.
Ông Cameron cho biết dự án sẽ tạo ra việc làm cho 12.000 lao động trong quá trình xây dựng và hàng nghìn công nhân có tay nghề cao khi các nhà máy điện này đi vào hoạt động. Dự án này cũng sẽ khuyến khích làn sóng đầu tư mới vào ngành điện hạt nhân của xứ sở sương mù.
Tập đoàn cơ khí Babcock International và Rolls-Royce cũng đã ký các hợp đồng sơ bộ để tham gia dự án này cùng với Hitachi. Theo dự kiến, thỏa thuận sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 11 tới đây.
Hai nhà máy điện hạt nhân này sẽ có tổng công suất là 6GW và nhà máy đầu tiên dự kiến được đưa vào hoạt động trong nửa đầu thập kỷ tới đây. Theo Hitachi, tập đoàn này sẽ sử dụng công nghệ lò phản ứng nước sôi, một công nghệ hiện đang được áp dụng ở bốn lò phản ứng của Nhật Bản./.
Huy Hiệp/London (TTXVN)