Một ngày truớc khi Quốc hội Italy tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chính phủ của Thủ tướng Enrico Letta, đảng Nhân dân Tự do (PDL) trung hữu của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi bị chia rẽ nghiêm trọng.
Theo giới phân tích, nỗ lực của ông Berlusconi nhằm hạ bệ Chính phủ của Thủ tướng Letta có thể không thành công.
Ngày 1/10, 20 trong tổng số 91 thượng nghị sĩ thuộc PDL, đe dọa rời đảng, thành lập một đảng mới theo xu hướng thiên hữu ôn hòa, tôn trọng các định chế và ủng hộ Thủ tướng Letta.
Số nghị sỹ "nổi loạn" này kêu gọi ông Berlusconi tỏ ra mềm dẻo hơn, đồng thời tuyên bố sẵn sàng không tuân theo lệnh của vị cựu thủ tướng này. Động thái được coi là khá bất ngờ này của một số thành viên PDL có thể khiến kế hoạch tổ chức cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn của ông Berlusconi thất bại. Tuy nhiên, hiện không ai dám chắc số nghị sỹ này sẽ dám chống lại ông Berlusconi trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ngày 2/10, ngày được coi mang tính chất quyết định đối với Chính phủ của Thủ tướng Letta, cũng như với cả người dân Italy vốn hết sức bất bình trước tình hình bất ổn chính trị kéo dài triền miên.
Chính phủ liên minh trung-tả Italy mới thành lập cuối tháng 4 vừa qua sau khi nước này lâm vào tình trạng bế tắc chính trị kéo dài hai tháng do không có chính đảng nào giành được thắng lợi rõ ràng tại cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 2.
Căng thẳng trong chính phủ liên minh này bắt đầu xuất hiện sau khi cựu Thủ tướng Berlusconi bị kết án 4 năm tù giam vì tội gian lận tài chính và đang đối mặt với nguy cơ bị tước quy chế nghị sỹ. Ngày 28/9, PDL quyết định rút tất cả 5 bộ trưởng của họ khỏi chính phủ liên minh đã đẩy Italy rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị mới.
Các nhà phân tích cho rằng hiện chỉ có một số ít kịch bản có thể xảy ra gồm Thủ tướng Letta phải tìm cách thành lập một chính phủ khác dựa vào sự ủng hộ của những thành viên trung hữu ly khai và các nhóm cánh tả. Tuy nhiên, một chính phủ cánh tả mới có lẽ sẽ có ít cơ hội để hoạt động hữu hiệu.
Trong khi đó, cựu Thủ tướng Berlusconi đã lên tiếng kêu gọi nhanh chóng tổ chức một cuộc tổng tuyển cử mới. Cựu danh hài Beppe Grillo đứng đầu đảng Phong trào 5 Sao, cũng ủng hộ việc tổ chức bầu cử sớm.
Tuy nhiên, ông Enrico Letta và các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng trong bối cảnh hiện nay, Italy mới chỉ bắt đầu tiến trình thoát khỏi cuộc khủng khoảng sâu sắc, nên không thể cho phép nước này lại một lần nữa rơi vào tình thế không chính phủ./.
Theo giới phân tích, nỗ lực của ông Berlusconi nhằm hạ bệ Chính phủ của Thủ tướng Letta có thể không thành công.
Ngày 1/10, 20 trong tổng số 91 thượng nghị sĩ thuộc PDL, đe dọa rời đảng, thành lập một đảng mới theo xu hướng thiên hữu ôn hòa, tôn trọng các định chế và ủng hộ Thủ tướng Letta.
Số nghị sỹ "nổi loạn" này kêu gọi ông Berlusconi tỏ ra mềm dẻo hơn, đồng thời tuyên bố sẵn sàng không tuân theo lệnh của vị cựu thủ tướng này. Động thái được coi là khá bất ngờ này của một số thành viên PDL có thể khiến kế hoạch tổ chức cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn của ông Berlusconi thất bại. Tuy nhiên, hiện không ai dám chắc số nghị sỹ này sẽ dám chống lại ông Berlusconi trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ngày 2/10, ngày được coi mang tính chất quyết định đối với Chính phủ của Thủ tướng Letta, cũng như với cả người dân Italy vốn hết sức bất bình trước tình hình bất ổn chính trị kéo dài triền miên.
Chính phủ liên minh trung-tả Italy mới thành lập cuối tháng 4 vừa qua sau khi nước này lâm vào tình trạng bế tắc chính trị kéo dài hai tháng do không có chính đảng nào giành được thắng lợi rõ ràng tại cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 2.
Căng thẳng trong chính phủ liên minh này bắt đầu xuất hiện sau khi cựu Thủ tướng Berlusconi bị kết án 4 năm tù giam vì tội gian lận tài chính và đang đối mặt với nguy cơ bị tước quy chế nghị sỹ. Ngày 28/9, PDL quyết định rút tất cả 5 bộ trưởng của họ khỏi chính phủ liên minh đã đẩy Italy rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị mới.
Các nhà phân tích cho rằng hiện chỉ có một số ít kịch bản có thể xảy ra gồm Thủ tướng Letta phải tìm cách thành lập một chính phủ khác dựa vào sự ủng hộ của những thành viên trung hữu ly khai và các nhóm cánh tả. Tuy nhiên, một chính phủ cánh tả mới có lẽ sẽ có ít cơ hội để hoạt động hữu hiệu.
Trong khi đó, cựu Thủ tướng Berlusconi đã lên tiếng kêu gọi nhanh chóng tổ chức một cuộc tổng tuyển cử mới. Cựu danh hài Beppe Grillo đứng đầu đảng Phong trào 5 Sao, cũng ủng hộ việc tổ chức bầu cử sớm.
Tuy nhiên, ông Enrico Letta và các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng trong bối cảnh hiện nay, Italy mới chỉ bắt đầu tiến trình thoát khỏi cuộc khủng khoảng sâu sắc, nên không thể cho phép nước này lại một lần nữa rơi vào tình thế không chính phủ./.
(TTXVN)