Mức độ quan tâm của NATO đến Biển Đen và khu vực Balkan

Các bộ trưởng quốc phòng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ nhóm họp vào tháng Hai tới đây và trong tháng 4 sẽ diễn ra hội nghị ngoại trưởng NATO.
Mức độ quan tâm của NATO đến Biển Đen và khu vực Balkan ảnh 1Các tàu tham gia một cuộc tập trận ở Biển Đen. (Nguồn: mil.gov.ua)

Trang mạng thehill.com đưa tin các bộ trưởng quốc phòng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ nhóm họp vào tháng Hai tới đây và trong tháng Tư sẽ diễn ra hội nghị ngoại trưởng NATO.

Những cuộc họp này sẽ đánh giá lại tầm quan trọng của Biển Đen cũng như tầm quan trọng chiến lược của khu vực Balkan, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều sự việc xảy ra gần đây.

Những sự việc này bao gồm vụ đụng độ ở Eo biển Kerch, những hé lộ về các cuộc đảo chính ở Macedonia, Hy Lạp và Montenegro, ngăn cản các chính phủ ở Podgorica và Skopje gia nhập NATO và kiến tạo hòa bình với các nước láng giềng của họ.

[Nga-NATO không thể giải quyết mâu thuẫn về tên lửa gây tranh cãi]

Bên cạnh đó, Moskva thường xuyên có những động thái răn đe các quốc gia ven biển ở Biển Đen, tất cả đều là thành viên của NATO.

Những răn đe này nhấn mạnh tính cấp bách cần phải tăng cường ngăn chặn Nga ở khu vực Balkan và Biển Đen cũng như giúp Ukraine tự bảo vệ mình.

Rất nhiều báo cáo gần đây đề cập đến mối đe dọa của Nga đối với các quốc gia vùng Baltic và Ba Lan cũng như sự cần thiết phải tăng cường các lực lượng của Mỹ và NATO ở đó. Thật vô nghĩa khi phủ nhận những mối đe dọa đó.

Tuy nhiên, việc nhấn mạnh những mối đe dọa ở khu vực Baltic mà không nhắc tới Biển Đen thì thật là sai lầm, cụ thể Balkan và Biển Đen ít quan trọng hơn đối với NATO và vì thế sự phòng thủ của họ trước những mối đe dọa của Nga là không cấp thiết.

Nhưng những mối đe dọa này đối với các quốc gia ven biển ở Biển Đen và khu vực Balkan không phải là thực tế, có lẽ việc Nga xây dựng sức mạnh quân sự ở Biển Đen và các nỗ lực làm suy yếu các chính phủ Balkan mới cấp thiết hơn nhiều.

Quả thực, các mối đe dọa của Nga ở đây còn lớn hơn và nghiêm trọng hơn so với ở Balkan.

Theo nhà báo người Thụy Điển Elizabeth Braw, các mối đe dọa quân sự gần đây nhất của Nga xuất phát từ biển - chứ không phải từ đất liền.

Tương tự như vậy, Moskva đang sử dụng bất kỳ công cụ phi quân sự nào trong kho vũ khí của mình để kích động căng thẳng trong số những người Serbia và người Hồi giáo ở cả Serbia và Bosnia.

Hàng loạt mối đe dọa này thậm chí không đề cập đến hoạt động do thám trên không và các mối đe dọa đối với tàu thuyền của NATO và Ukraine ở Biển Đen và các vùng biển của Ukraine, chẳng hạn như các hành động phong tỏa bất hợp pháp mà chúng ta mới được chứng kiến ở Eo biển Kerch và Biển Azov.

Trong khi NATO tuyên bố cam kết ngăn Biển Đen trở thành một "cái hồ" của Nga, các nỗ lực và triển khai quân sự của NATO ở khu vực này là quá ít và quá muộn.

Trước những mối đe dọa và hoạt động do thám không ngừng của Nga, cả NATO và EU nên cùng nhau tham gia các lực lượng và củng cố các lực lượng dân chủ ở khu vực Balkan và Biển Đen.

Rõ ràng, cả NATO và EU đều có các khả năng quân sự và kinh tế vượt trội để triển khai các lực lượng hùng mạnh và đầu tư vào các nguồn lực chính trị cần thiết ở những quốc gia này nhằm tăng cường củng cố an ninh và sự ổn định của các nước trong khu vực.

Điều còn thiếu cho đến nay là ý chí chính trị và các hội nghị bộ trưởng sắp tới của NATO sẽ là cơ hội tuyệt vời để khôi phục ý chí chính trị nhằm thách thức và ngăn chặn các mối đe dọa của Nga ở khu vực này.

Cả NATO và EU phải thừa nhận thực tế rằng Nga đã xây dựng và tăng cường sức mạnh quân sự lớn nhất ở những khu vực này, không phải ở khu vực Baltic.

Những triển khai như vậy ở cả lĩnh vực quân sự, kinh tế-chính trị sẽ làm tăng tính đàn hồi cho các xã hội này và thể hiện sự gắn kết của NATO, bằng cách đó sẽ giúp các chính phủ có thêm khả năng chống đỡ các chính sách cưỡng ép đa phương diện của Nga.

Với các cam kết trước đó, NATO và EU có cơ hội chứng tỏ sự gắn kết của họ, tiếp thêm sức mạnh và khả năng đàn hồi cho các chính quyền địa phương, đồng thời tăng chi phí cho Moskva nếu nước này muốn thống trị ở các khu vực Balkan và Biển Đen.

Ngược lại, việc không ngăn chặn được mối đe dọa Nga sẽ chuyển tới Moskva thông điệp rằng họ có thể tăng gấp đôi các nỗ lực mà không bị trừng phạt.

Với những lý do đó, đây là một cơ hội mà cả NATO, EU và Mỹ không nên lãng phí. Việc đầu tư an ninh cho các chính phủ ở khu vực Balkan và Biển Đen không chỉ là việc làm đúng đắn mà còn mang lại những lợi ích chiến lược lâu dài trong tương lai./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục