Mỹ thể hiện chính sách "lạnh nhạt" hơn với Trung Quốc

Mỹ quyết định không điều tàu chiến hay sỹ quan quân đội cấp cao tới dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập PLA vào cuối tháng này được xem là thái độ "lạnh nhạt" của Washington.
Mỹ thể hiện chính sách "lạnh nhạt" hơn với Trung Quốc ảnh 1Lực lượng Hải quân Trung Quốc. (Nguồn: AP)

Japan Times đưa tin, Mỹ đã quyết định không điều tàu chiến hay sỹ quan quân đội cấp cao tới dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập lực lượng Hải quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào cuối tháng này.

Động thái này được xem là thái độ "lạnh nhạt" của Washington, ngay cả khi các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ điều tàu và quan chức tới tham dự.

Hồi tuần trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố hơn 60 nước sẽ cử phái đoàn hải quân tới tham dự sự kiện đa quốc gia vào ngày 23/4 tới, bao gồm một lễ diễu binh hạm đội với sự có mặt của nhiều tàu hải quân từ nhiều nước như Hàn Quốc, Philippines và Nhật Bản. 

Trả lời phỏng vấn hãng tin Japan Times ngày 5/4, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Trung tá Dave Eastburn cho biết, Văn phòng tùy viên quân sự thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh sẽ đại diện cho Mỹ tham gia lễ diễu binh hạm đội và một hội nghị ở thành phố cảng Thanh Đảo, miền Đông Trung Quốc, từ ngày 22-25/4 tới.

Trung tá Eastburn nêu rõ: "Chính phủ Mỹ mong muốn xây dựng quan hệ song phương chú trọng vào kết quả và giảm bớt rủi ro."

[Cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Mỹ có thể bị trì hoãn tới tháng 6]

Theo ông Eastburn, hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với hải quân Trung Quốc "thông qua các cuộc đối thoại liên quân sự truyền thống, như các nhóm làm việc trong khuôn khổ Thỏa thuận Tham vấn Hàng hải Quân sự và các cuộc thảo luận về Quy tắc Ứng xử."

Theo giáo sư Trương Bạc Hối, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Lĩnh Nam của Hong Kong, quyết định của Mỹ không điều tàu chiến hay quan chức cấp cao tới tham dự lễ kỷ niệm 70 năm của hải quân Trung Quốc "rõ ràng là dấu hiệu cho thấy chính sách cứng rắn hơn của Nhà Trắng đối với Trung Quốc."

Giáo sư Trương chia sẻ: "Trong quá khứ, chính Mỹ cố gắng xây dựng mối quan hệ quân sự giữa hai nước. Giờ đây, chính quyền Tổng thống Trump xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược và chính sách hiện nay của Washington là cạnh tranh thay vì can dự."

Theo ông Trương, quyết định của Mỹ sẽ không khiến Nhật Bản và Hàn Quốc rút lui.

Ông Trương giải thích: "Nhật Bản đã cải thiện quan hệ với Trung Quốc theo nhiều cách. Trong bối cảnh Tokyo lo ngại về chính sách thương mại và chính sách đồng minh của Mỹ, chính sách đối ngoại dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe ngày càng trở nên độc lập.

Còn Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Moon Jae-in theo đường lối tự do, lại muốn quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Do đó tôi nghĩ cả hai nước này đều sẽ điều tàu chiến tới sự kiện"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đại sứ Lê Quang Long, Hiệu trưởng Diamikis de los Milagros Meriño và đại diện Ban Đối ngoại trung ương Đảng Cộng sản Cuba và Viện Cuba Hữu nghị với các dân tộc (ICAP) chụp ảnh chung. (Ảnh: Việt Hùng/TTXVN)

Tăng cường tình anh em, hữu nghị Việt Nam-Cuba

Nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, Đoàn cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba đã đến thăm Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi ở quận Cerro, thủ đô La Habana.

Video phục chế khoảnh khắc Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát

Video phục chế khoảnh khắc Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát

Kể từ sau khi Tổng thông Mỹ John F. Kennedy bị ám sát năm 1963, ngày càng có nhiều thuyết âm mưu được dấy lên về vụ việc chấn động này. Theo lệnh của ông Trump, Giám đốc Tình báo Quốc gia phải trình một kế hoạch trong vòng 15 ngày để "công bố đầy đủ và toàn diện".

(Ảnh minh họa. Nguồn: The Canadian Press)

Dân số Canada có thể tăng gấp đôi trong 50 năm tới

Cơ quan thống kê cho biết dân số Canada, ước tính khoảng 40,3 triệu người vào năm 2024, sẽ tiếp tục tăng trong các thập kỷ tới và lên đến 80,8 triệu người vào năm 2074, trong kịch bản tăng trưởng cao.