Qua ba năm triển khai, người tiêu dùng Việt Nam nói chung ngày càng đánh giá cao hàng Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa - Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" cho biết, tại nhiều địa phương, các mặt hàng dệt may, da giầy có tới 80% người ưa chuộng; nhóm hàng thực phẩm, rau quả có tới trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo thống kê, hiện nay 71% người tiêu dùng tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao.
Trong hệ thống siêu thị của một số doanh nghiệp trong nước, hàng hóa sản xuất trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn từ 80-90% (hệ thống siêu thị Big C có tới gần 90% là hàng sản xuất trong nước, hệ thống siêu thị của Saigon Coop là 95%, hệ thống siêu thị Vinatex Mart là 100%). Tại hệ thống các cửa hàng bình ổn thị trường có tới gần 90% là hàng sản xuất trong nước.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, cuộc vận động vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn.
Việc xây dựng và phát triển mở rộng hệ thống phân phối đòi hỏi phải có chiến lược bài bản và vốn đầu tư khá lớn, điều này gây trở ngại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong việc xúc tiến mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người dân sính hàng ngoại, hàng hiệu nhập khẩu.
Ngoài ra, tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, các chương trình hành động riêng cho địa phương vẫn còn mang tính riêng lẻ, độc lập, chưa gắn kết cho nên chưa phát huy hết sức mạnh của các địa phương lân cận.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cũng cho biết thêm, về phía doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng, đặc biệt là kỹ năng chăm sóc khách hàng, kinh nghiệm thực hiện xúc tiến thương mại nên hiệu quả trong hoạt động xúc tiến thương mại chưa cao.
Bên cạnh đó, năng lực của một số doanh nghiệp nội địa còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, chưa cạnh tranh được với hàng ngoại nhập. Ngoài ra, vẫn còn một số doanh nghiệp lợi dụng khuyến mại để thực hiện hành vi gian lận thương mại, tiêu thụ các mặt hàng tồn, hàng cũ, hàng nhái, sắp hết hạn sử dụng làm ảnh hưởng đến lợi ích, lòng tin của người tiêu dùng, từ đó làm giảm đi ý nghĩa thiết thực của Cuộc vận động.
Theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, để tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn nữa Cuộc vận động, góp phần kích thích tiêu dùng, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động triển khai các hoạt động được phân công theo kế hoạch triển khai cuộc vận động hàng năm.
Ngoài ra, Bộ sẽ chủ trì nghiên cứu và xây dựng Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên cơ sở phù hợp với các cam kết quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 4/2013.
Mặt khác, Bộ còn tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030.
Cùng với đó, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan, các hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, chợ truyền thống, các chương trình khuyến mại hàng Việt Nam như "Ngày hàng Việt," "Tuần hàng Việt," "Tháng hàng Việt"./.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa - Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" cho biết, tại nhiều địa phương, các mặt hàng dệt may, da giầy có tới 80% người ưa chuộng; nhóm hàng thực phẩm, rau quả có tới trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo thống kê, hiện nay 71% người tiêu dùng tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao.
Trong hệ thống siêu thị của một số doanh nghiệp trong nước, hàng hóa sản xuất trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn từ 80-90% (hệ thống siêu thị Big C có tới gần 90% là hàng sản xuất trong nước, hệ thống siêu thị của Saigon Coop là 95%, hệ thống siêu thị Vinatex Mart là 100%). Tại hệ thống các cửa hàng bình ổn thị trường có tới gần 90% là hàng sản xuất trong nước.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, cuộc vận động vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn.
Việc xây dựng và phát triển mở rộng hệ thống phân phối đòi hỏi phải có chiến lược bài bản và vốn đầu tư khá lớn, điều này gây trở ngại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong việc xúc tiến mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người dân sính hàng ngoại, hàng hiệu nhập khẩu.
Ngoài ra, tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, các chương trình hành động riêng cho địa phương vẫn còn mang tính riêng lẻ, độc lập, chưa gắn kết cho nên chưa phát huy hết sức mạnh của các địa phương lân cận.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cũng cho biết thêm, về phía doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng, đặc biệt là kỹ năng chăm sóc khách hàng, kinh nghiệm thực hiện xúc tiến thương mại nên hiệu quả trong hoạt động xúc tiến thương mại chưa cao.
Bên cạnh đó, năng lực của một số doanh nghiệp nội địa còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, chưa cạnh tranh được với hàng ngoại nhập. Ngoài ra, vẫn còn một số doanh nghiệp lợi dụng khuyến mại để thực hiện hành vi gian lận thương mại, tiêu thụ các mặt hàng tồn, hàng cũ, hàng nhái, sắp hết hạn sử dụng làm ảnh hưởng đến lợi ích, lòng tin của người tiêu dùng, từ đó làm giảm đi ý nghĩa thiết thực của Cuộc vận động.
Theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, để tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn nữa Cuộc vận động, góp phần kích thích tiêu dùng, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động triển khai các hoạt động được phân công theo kế hoạch triển khai cuộc vận động hàng năm.
Ngoài ra, Bộ sẽ chủ trì nghiên cứu và xây dựng Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên cơ sở phù hợp với các cam kết quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 4/2013.
Mặt khác, Bộ còn tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030.
Cùng với đó, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan, các hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, chợ truyền thống, các chương trình khuyến mại hàng Việt Nam như "Ngày hàng Việt," "Tuần hàng Việt," "Tháng hàng Việt"./.
Uyên Hương (TTXVN)