Thế giới "náo loạn" vì lệnh cấm nhập cảnh của Donald Trump
Ngày 27/1, Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục chương trình hành động cứng rắn nhằm vào người nhập cư trái phép khi ký sắc lệnh hành chính siết chặt chính sách cấp thị thực nhập cảnh và tiếp nhận người tị nạn, theo đó nâng thời gian xét thị thực đối với tất cả người tị nạn lên 4 tháng và cấm nhập cảnh vĩnh viễn đối với một số đối tượng người Syria.
Ngoài ra, sắc lệnh mới cũng ngừng cấp thị thực nhập cảnh Mỹ đối với 7 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số bao gồm Syria, Iraq, Iran, Somali, Libya, Sudan và Yemen.
Ngày 28/1, người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa Mỹ Gillian Christensen cho biết những người có "thẻ xanh," đồng nghĩa với việc họ là cư dân hợp pháp thường trú lâu dài ở Mỹ, cũng thuộc diện bị cấm nhập cảnh tạm thời theo sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump, vốn áp dụng với người đến từ bảy quốc gia có đa số dân là người Hồi giáo.
Trước đó, ngày 28/1 đã có năm hành khách Iraq và một người Yemen đã bị cấm lên một chuyến bay của hãng hàng không Ai Cập EgyptAir từ Cairo tới New York.
Hãng hàng không Emirate Airlines của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, vốn thực hiện các chuyến bay hàng ngày tới 11 thành phố của Mỹ, đã thay đổi các phi công và tiếp viên hàng không trên các chuyến bay tới Mỹ.
Ngày 28/1, Thẩm phán tòa án liên bang New York, Ann Donnelly, đã ra phán quyết yêu cầu giới chức Mỹ ngừng trục xuất công dân các nước trong danh sách bị cấm nhập cảnh vào Mỹ theo sắc lệnh hành chính vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ngày 27/1.
Phán quyết khẩn cấp nói trên có hiệu lực trên toàn quốc, được đưa ra ngay sau khi Liên đoàn vì các quyền lợi dân sự Mỹ đệ đơn kiến nghị về sắc lệnh hành chính của Tổng thống Trump liên quan vấn đề tiếp nhận người tị nạn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates và đưa bà Dana Boente, người đang giữ ghế Công tố viên quận Eastern ở tiểu bang Virginia lên ngồi vào vị trí này.
Trang tin RT cho biết Yates bị cách chức trong ngày 30/1, chỉ vài giờ sau khi có tin bà yêu cầu các luật sư của Bộ Tư pháp Mỹ không bảo vệ một sắc lệnh của ông Trump cấm nhập cảnh với người dân tới từ 7 quốc gia Hồi giáo.
Thông cáo từ Văn phòng Thư ký Báo chí đưa ra nêu rõ rằng bà Yates đã "phản bội Bộ Tư pháp khi từ chối thực thi một mệnh lệnh pháp lý, được thiết kế để bảo vệ công dân Mỹ."
Trước tình hình trên, Bộ Ngoại giao Iran đã tuyên bố nước này sẽ cấm người Mỹ nhập cảnh để đáp trả lệnh cấm nhập cảnh mang tính "sỉ nhục" của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với người đến từ Iran và 6 quốc gia Hồi giáo khác.
Cùng ngày, Chính phủ Đức tuyên bố lấy làm tiếc khi Mỹ ban hành chính sách hạn chế tiếp nhận người tị nạn và ngừng cấp thị thực nhập cảnh đối với những công dân thuộc 7 quốc gia có đa số người Hồi giáo nói trên, nhấn mạnh sẽ xem xét những hậu quả xảy ra đối với công dân Đức mang hai quốc tịch.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ngày 31/1 cho biết các công dân Australia mang hai hộ chiếu sẽ có thể nhập cảnh Mỹ bất chấp sắc lệnh hành chính trước đó của Tổng thống Donald Trump cấm công dân của 7 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số nhập cảnh Mỹ.
Hàng nghìn người biểu tình đã tập trung bên ngoài Nhà Trắng ngày 29/1, trong khi các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra tại nhiều thành phố và sân bay trên khắp nước Mỹ sau khi tân Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh trên.
Hàng chục nghìn người tại ít nhất 30 thành phố trên khắp nước Anh đã xuống đường biểu tình trong ngày 30/1 để phản đối Sắc lệnh chống người nhập cư của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Xem thêm tại đây: Starbucks tuyển dụng 10.000 người tị nạn sau lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ
Ngoài ra, sắc lệnh mới cũng ngừng cấp thị thực nhập cảnh Mỹ đối với 7 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số bao gồm Syria, Iraq, Iran, Somali, Libya, Sudan và Yemen.
Ngày 28/1, người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa Mỹ Gillian Christensen cho biết những người có "thẻ xanh," đồng nghĩa với việc họ là cư dân hợp pháp thường trú lâu dài ở Mỹ, cũng thuộc diện bị cấm nhập cảnh tạm thời theo sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump, vốn áp dụng với người đến từ bảy quốc gia có đa số dân là người Hồi giáo.
Trước đó, ngày 28/1 đã có năm hành khách Iraq và một người Yemen đã bị cấm lên một chuyến bay của hãng hàng không Ai Cập EgyptAir từ Cairo tới New York.
Hãng hàng không Emirate Airlines của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, vốn thực hiện các chuyến bay hàng ngày tới 11 thành phố của Mỹ, đã thay đổi các phi công và tiếp viên hàng không trên các chuyến bay tới Mỹ.
Ngày 28/1, Thẩm phán tòa án liên bang New York, Ann Donnelly, đã ra phán quyết yêu cầu giới chức Mỹ ngừng trục xuất công dân các nước trong danh sách bị cấm nhập cảnh vào Mỹ theo sắc lệnh hành chính vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ngày 27/1.
Phán quyết khẩn cấp nói trên có hiệu lực trên toàn quốc, được đưa ra ngay sau khi Liên đoàn vì các quyền lợi dân sự Mỹ đệ đơn kiến nghị về sắc lệnh hành chính của Tổng thống Trump liên quan vấn đề tiếp nhận người tị nạn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates và đưa bà Dana Boente, người đang giữ ghế Công tố viên quận Eastern ở tiểu bang Virginia lên ngồi vào vị trí này.
Trang tin RT cho biết Yates bị cách chức trong ngày 30/1, chỉ vài giờ sau khi có tin bà yêu cầu các luật sư của Bộ Tư pháp Mỹ không bảo vệ một sắc lệnh của ông Trump cấm nhập cảnh với người dân tới từ 7 quốc gia Hồi giáo.
Thông cáo từ Văn phòng Thư ký Báo chí đưa ra nêu rõ rằng bà Yates đã "phản bội Bộ Tư pháp khi từ chối thực thi một mệnh lệnh pháp lý, được thiết kế để bảo vệ công dân Mỹ."
Trước tình hình trên, Bộ Ngoại giao Iran đã tuyên bố nước này sẽ cấm người Mỹ nhập cảnh để đáp trả lệnh cấm nhập cảnh mang tính "sỉ nhục" của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với người đến từ Iran và 6 quốc gia Hồi giáo khác.
Cùng ngày, Chính phủ Đức tuyên bố lấy làm tiếc khi Mỹ ban hành chính sách hạn chế tiếp nhận người tị nạn và ngừng cấp thị thực nhập cảnh đối với những công dân thuộc 7 quốc gia có đa số người Hồi giáo nói trên, nhấn mạnh sẽ xem xét những hậu quả xảy ra đối với công dân Đức mang hai quốc tịch.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ngày 31/1 cho biết các công dân Australia mang hai hộ chiếu sẽ có thể nhập cảnh Mỹ bất chấp sắc lệnh hành chính trước đó của Tổng thống Donald Trump cấm công dân của 7 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số nhập cảnh Mỹ.
Hàng nghìn người biểu tình đã tập trung bên ngoài Nhà Trắng ngày 29/1, trong khi các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra tại nhiều thành phố và sân bay trên khắp nước Mỹ sau khi tân Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh trên.
Hàng chục nghìn người tại ít nhất 30 thành phố trên khắp nước Anh đã xuống đường biểu tình trong ngày 30/1 để phản đối Sắc lệnh chống người nhập cư của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Xem thêm tại đây: Starbucks tuyển dụng 10.000 người tị nạn sau lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ
Người dân Mỹ biểu tình phản đối sắc lệnh cấm người tị nạn nhập cảnh của tân Tổng thống Mỹ tại sân bay quốc tế John Kennedy ở New York. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phán quyết của Tòa án Tối cao Anh và sự thất bại của Thủ tướng Theresa May
Ngày 24/1, Tòa án Tối cao Anh phán quyết rằng Chính phủ Anh phải có được sự phê chuẩn của quốc hội trước khi khởi động tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit.
Đây có thể coi là sự thất bại của Thủ tướng Anh Theresa May.
Chánh án Tòa án Tối cao Anh David Neuberger tuyên bố: "Hôm nay, với đa số ủng hộ là 8:3, Tòa án Tối cao phán quyết rằng Chính phủ (Anh) không thể kích hoạt Điều 50 (của Hiệp ước Lisbon 2007) mà không có một Đạo luật của Quốc hội cho phép làm điều đó."
Cũng theo ông Neuberger, Chính phủ Anh không có nghĩa vụ pháp lý tham vấn các cơ quan lập pháp ở Scotland, Bắc Ireland và Wales trước khi bắt đầu các cuộc thương lượng về Brexit.
Xem thêm tại đây: Phán quyết của Tòa án Tối cao Anh gây thêm sức ép lên đồng bảng
Đây có thể coi là sự thất bại của Thủ tướng Anh Theresa May.
Chánh án Tòa án Tối cao Anh David Neuberger tuyên bố: "Hôm nay, với đa số ủng hộ là 8:3, Tòa án Tối cao phán quyết rằng Chính phủ (Anh) không thể kích hoạt Điều 50 (của Hiệp ước Lisbon 2007) mà không có một Đạo luật của Quốc hội cho phép làm điều đó."
Cũng theo ông Neuberger, Chính phủ Anh không có nghĩa vụ pháp lý tham vấn các cơ quan lập pháp ở Scotland, Bắc Ireland và Wales trước khi bắt đầu các cuộc thương lượng về Brexit.
Xem thêm tại đây: Phán quyết của Tòa án Tối cao Anh gây thêm sức ép lên đồng bảng
Thủ tướng Anh Theresa May. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Mặc bê bối, Volkswagen trở thành nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới
Nhà sản xuất ôtô Toyota Motor Corp. của Nhật Bản trong năm 2016 đã phải nhường vị trí số 1 thế giới về doanh số bán xe toàn cầu vào tay đối thủ Volkswagen AG đến từ Đức, theo số liệu mới nhất từ các "đại gia" ôtô.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua Toyota xếp thứ hai về doanh số, với 10,175 triệu chiếc bán ra trong năm ngoái, tăng 0,2% so với năm 2015.
Trong khi đó, doanh số bán xe của Volkswagen trong năm 2016 tăng 3,8% lên 10,312 triệu chiếc, với thị trường Trung Quốc ghi nhận sự khởi sắc đáng kể. Còn doanh số của Toyota lại giảm nhẹ tại Mỹ - một trong những thị trường chủ chốt của “người khổng lồ” ôtô Nhật Bản này.
Trong năm 2017, Toyota đặt mục tiêu bán 10,2 triệu chiếc trên thị trường toàn cầu, và tiếp tục vượt ngưỡng 10 triệu chiếc trong năm thứ tư liên tiếp.
“Đại gia” ôtô Mỹ General Motors sẽ công bố thống kê năm 2016 trong tuần tới. Nếu kết quả của của GM không vượt Volkswagen, nhà sản xuất ôtô lớn nhất của Đức này sẽ giữ vị trí là nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới.
Đây được coi là một thành công mang tính cột mốc đối với sự nghiệp của Volkswagen sau khi hãng này vướng phải vụ bê bối gian lận khí thải liên quan đến dòng xe chạy dầu diesel của hãng.
Xem thêm tại đây: BÊ BỐI CỦA VOLKSWAGEN
Đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua Toyota xếp thứ hai về doanh số, với 10,175 triệu chiếc bán ra trong năm ngoái, tăng 0,2% so với năm 2015.
Trong khi đó, doanh số bán xe của Volkswagen trong năm 2016 tăng 3,8% lên 10,312 triệu chiếc, với thị trường Trung Quốc ghi nhận sự khởi sắc đáng kể. Còn doanh số của Toyota lại giảm nhẹ tại Mỹ - một trong những thị trường chủ chốt của “người khổng lồ” ôtô Nhật Bản này.
Trong năm 2017, Toyota đặt mục tiêu bán 10,2 triệu chiếc trên thị trường toàn cầu, và tiếp tục vượt ngưỡng 10 triệu chiếc trong năm thứ tư liên tiếp.
“Đại gia” ôtô Mỹ General Motors sẽ công bố thống kê năm 2016 trong tuần tới. Nếu kết quả của của GM không vượt Volkswagen, nhà sản xuất ôtô lớn nhất của Đức này sẽ giữ vị trí là nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới.
Đây được coi là một thành công mang tính cột mốc đối với sự nghiệp của Volkswagen sau khi hãng này vướng phải vụ bê bối gian lận khí thải liên quan đến dòng xe chạy dầu diesel của hãng.
Xem thêm tại đây: BÊ BỐI CỦA VOLKSWAGEN
Volkswagen của Đức đền bù 1 tỷ USD. (Nguồn: AFP)
Một hải cảng của Mỹ hủy lễ ký hợp đồng với đối tác Cuba
Ngày 26/1, ban quản lý hải cảng Everglades, tại thành phố Fort Lauderdale, bang Florida, Mỹ, đã hủy lễ ký hợp đồng dự kiến trước với đối tác Cuba, sau khi thống đốc của bang miền Nam này Rick Scott cảnh báo sẽ cắt ngân sách đối với các hải cảng có quan hệ thương mại với Cuba.
Quyết định này được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi cảng Lauderdale tiếp nhận chuyến hàng xuất khẩu đầu tiên của Cuba vào Mỹ sau hơn 50 năm, gồm 40 tấn than marabú làm bằng phương pháp thủ công.
Thống đốc Scott, thuộc đảng Cộng hòa cầm quyền, đã lên tiếng trên tài khoản Twitter của mình nhắn nhủ các nghị sĩ bang “hạn chế ngân sách bang đối với các cảng có hoạt động kinh doanh với Cuba."
Sự việc diễn ra trong bối cảnh một phái đoàn về hàng hải Cuba, phái đoàn chính thức đầu tiên của La Habana thăm Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, đang công du Mỹ và chuẩn bị làm việc với các ban quản lý hải cảng Everglades, Tampa và Palm Beach, đều tại bang Florida và Norflork của bang Virginia.
Xem thêm tại đây: CUBA-MỸ NỐI LẠI QUAN HỆ
Quyết định này được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi cảng Lauderdale tiếp nhận chuyến hàng xuất khẩu đầu tiên của Cuba vào Mỹ sau hơn 50 năm, gồm 40 tấn than marabú làm bằng phương pháp thủ công.
Thống đốc Scott, thuộc đảng Cộng hòa cầm quyền, đã lên tiếng trên tài khoản Twitter của mình nhắn nhủ các nghị sĩ bang “hạn chế ngân sách bang đối với các cảng có hoạt động kinh doanh với Cuba."
Sự việc diễn ra trong bối cảnh một phái đoàn về hàng hải Cuba, phái đoàn chính thức đầu tiên của La Habana thăm Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, đang công du Mỹ và chuẩn bị làm việc với các ban quản lý hải cảng Everglades, Tampa và Palm Beach, đều tại bang Florida và Norflork của bang Virginia.
Xem thêm tại đây: CUBA-MỸ NỐI LẠI QUAN HỆ
Hải cảng Everglades. (Nguồn: container-news.com)
Samsung chính thức công bố nguyên nhân gây cháy nổ Galaxy Note 7
Samsung cho biết thiết kế và sản xuất pin kém đã dẫn đến vấn đề pin quá nóng và bắt lửa trên một số điện thoại Galaxy Note 7.
"Cuộc điều tra của chúng tôi cũng như các cuộc điều tra hoàn thành bởi ba tổ chức công nghiệp độc lập đã cho ra kết luận rằng pin là nguyên nhân của sự cố Note7," nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới cho biết hôm 23/1.
Samsung cho biết bảy trăm nhà nghiên cứu và kỹ sư đã kiểm tra hơn 200.000 thiết bị, hơn 30.000 pin và thí nghiệm để tìm ra điều gì đã xảy ra với điện thoại Note 7 bị cháy nổ.
Samsung mắc lỗi thiết kế và sản xuất trong hai loại pin bởi hai nhà sản xuất khác nhau.
Xem thêm tại đây: SỰ CỐ SAMSUNG NOTE 7
"Cuộc điều tra của chúng tôi cũng như các cuộc điều tra hoàn thành bởi ba tổ chức công nghiệp độc lập đã cho ra kết luận rằng pin là nguyên nhân của sự cố Note7," nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới cho biết hôm 23/1.
Samsung cho biết bảy trăm nhà nghiên cứu và kỹ sư đã kiểm tra hơn 200.000 thiết bị, hơn 30.000 pin và thí nghiệm để tìm ra điều gì đã xảy ra với điện thoại Note 7 bị cháy nổ.
Samsung mắc lỗi thiết kế và sản xuất trong hai loại pin bởi hai nhà sản xuất khác nhau.
Xem thêm tại đây: SỰ CỐ SAMSUNG NOTE 7
Nhập mô tả cho ảnh
Tạm ngừng điều tra vụ "Hồ sơ Panama"
Panama đã cho tạm ngừng điều tra vụ rò rỉ tài liệu mang tên "Hồ sơ Panama," hé lộ về cái được gọi là "vụ tham nhũng toàn cầu" giúp giới siêu giàu trên toàn thế giới trốn thuế.
Phát biểu họp báo ngày 24/1, Bộ trưởng Tư pháp Panama, bà Kenia Porcell, cho biết các công tố viên đưa ra quyết định trên do gặp phải một "thách thức pháp lý về mặt hiến pháp." Vấn đề trên hiện đã được chuyển tới Tòa án Tối cao Panama và cơ quan này sẽ có thẩm quyền đánh giá và ra quyết định về việc có tiếp tục công tác điều tra hay không.
Vụ bê bối "Hồ sơ Panama" xuất hiện hồi tháng 4/2016. Theo các kết quả điều tra 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ của Mossack Fonseca ở Panama, công ty luật này đã tạo ra một "thiên đường trốn thuế," qua đó giúp khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, cùng những ngôi sao thể thao, trùm ma túy... trốn thuế. Đây được xem vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất từ trước tới nay và nó hé lộ danh tính cũng như bí mật của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới có những tài sản khổng lồ ở nước ngoài.
Vụ rỏ rỉ đã gây ra tác động tầm cỡ toàn cầu. Nhiều nước trên toàn thế giới đã đồng loạt mở các cuộc điều tra trốn thuế, Thủ tướng Iceland phải từ chức và Pháp đưa Panama quay lại danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ không hợp tác trong cuộc chiến chống nạn trốn thuế.
Sau vụ bê bối, Panama đã cam kết đẩy mạnh cuộc chiến chống rửa tiền và trốn thuế, đồng thời hợp tác với Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhằm cải thiện sự minh bạch tài chính tại nước này.
Xem thêm tại đây: BÊ BỐI HỒ SƠ PANAMA
Phát biểu họp báo ngày 24/1, Bộ trưởng Tư pháp Panama, bà Kenia Porcell, cho biết các công tố viên đưa ra quyết định trên do gặp phải một "thách thức pháp lý về mặt hiến pháp." Vấn đề trên hiện đã được chuyển tới Tòa án Tối cao Panama và cơ quan này sẽ có thẩm quyền đánh giá và ra quyết định về việc có tiếp tục công tác điều tra hay không.
Vụ bê bối "Hồ sơ Panama" xuất hiện hồi tháng 4/2016. Theo các kết quả điều tra 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ của Mossack Fonseca ở Panama, công ty luật này đã tạo ra một "thiên đường trốn thuế," qua đó giúp khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, cùng những ngôi sao thể thao, trùm ma túy... trốn thuế. Đây được xem vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất từ trước tới nay và nó hé lộ danh tính cũng như bí mật của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới có những tài sản khổng lồ ở nước ngoài.
Vụ rỏ rỉ đã gây ra tác động tầm cỡ toàn cầu. Nhiều nước trên toàn thế giới đã đồng loạt mở các cuộc điều tra trốn thuế, Thủ tướng Iceland phải từ chức và Pháp đưa Panama quay lại danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ không hợp tác trong cuộc chiến chống nạn trốn thuế.
Sau vụ bê bối, Panama đã cam kết đẩy mạnh cuộc chiến chống rửa tiền và trốn thuế, đồng thời hợp tác với Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhằm cải thiện sự minh bạch tài chính tại nước này.
Xem thêm tại đây: BÊ BỐI HỒ SƠ PANAMA
Xe của cảnh sát ở bên ngoài các văn phòng công ty luật Mossack-Fonseca ngày 12/4. (Nguồn: AFP/TTXVN)
(Vietnam+)