Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn 3 (EU-Việt Nam MUTRAP III), ngày 13/1, tại Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức Hội thảo “Tăng cường năng lực chính sách thương mại cho Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.”
Tại hội thảo, các doanh nhân, doanh nghiệp đã đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, tìm kiếm thị trường, thúc đẩy thương mại phát triển, thúc đẩy mối gắn kết giữa khu vực kinh tế tư nhân và Nhà nước…
Ông Vũ Văn Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết thông qua dự án, Hiệp hội đã kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương và Chính phủ các vấn đề về sản xuất, kinh doanh và chính sách thương mại, tập trung vào các vấn đề như thuế thu nhập, giá thuê đất, giảm lãi suất ngân hàng, về lộ trình thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng theo Nghị định 56 NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ.
Hiệp hội tổ chức 15 lớp cho các chủ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, chính sách thương mại, kỹ năng kinh doanh, kiến thức pháp luật và thực hiện trách nhiệm xã hội. Đồng thời, thành lập 12 nhóm “thương mại hạt nhân” ở 8 tỉnh thuộc các lĩnh vực nhóm mặt hàng nông sản, thực phẩm và thủ công mỹ nghệ; nhóm dịch vụ, du lịch; nhóm thương mại tổng hợp…, khơi dậy tính sáng tạo, tính liên kết trong chuỗi sản xuất và phát triển các nhóm thuộc một số ngành nghề ở địa phương.
Tại hội thảo, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhấn mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thiếu, yếu về mọi mặt và năm 2012, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đối diện khó khăn do khó tiếp cận được vốn do quy định, thủ tục vay vốn và lãi suất vay cao.
Vì vậy, theo ý kiến nhiều chuyên gia có mặt tại hội thảo, nếu xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là khu vực quan trọng để xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội thì chỉ có cách giảm bớt các thủ tục để giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn.
Năm 2012, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về doanh nghiệp, đặc biệt tuyên truyền mạnh về việc rút lui khỏi thị trường, phải coi đây là quy luật, sự rủi ro bình thường trong kinh doanh. Cần tạo điều kiện cho những doanh nghiệp yếu có thể rút lui khỏi thị trường để chuẩn bị cho một hoạt động kinh doanh mới.
Tại hội thảo, bà Đinh Thị Liên, Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ thực tế các thông tin về thị trường, pháp luật, kinh doanh đến với các doanh nghiệp còn hạn chế nên dự án đã truyền tải được các chính sách về thương mại đến doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp hiểu được vai trò của mình đối với người lao động và ngược lại.
Dự án đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp hiểu được chính sách về cạnh tranh thương mại một cách lành mạnh, bài bản./.
Tại hội thảo, các doanh nhân, doanh nghiệp đã đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, tìm kiếm thị trường, thúc đẩy thương mại phát triển, thúc đẩy mối gắn kết giữa khu vực kinh tế tư nhân và Nhà nước…
Ông Vũ Văn Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết thông qua dự án, Hiệp hội đã kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương và Chính phủ các vấn đề về sản xuất, kinh doanh và chính sách thương mại, tập trung vào các vấn đề như thuế thu nhập, giá thuê đất, giảm lãi suất ngân hàng, về lộ trình thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng theo Nghị định 56 NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ.
Hiệp hội tổ chức 15 lớp cho các chủ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, chính sách thương mại, kỹ năng kinh doanh, kiến thức pháp luật và thực hiện trách nhiệm xã hội. Đồng thời, thành lập 12 nhóm “thương mại hạt nhân” ở 8 tỉnh thuộc các lĩnh vực nhóm mặt hàng nông sản, thực phẩm và thủ công mỹ nghệ; nhóm dịch vụ, du lịch; nhóm thương mại tổng hợp…, khơi dậy tính sáng tạo, tính liên kết trong chuỗi sản xuất và phát triển các nhóm thuộc một số ngành nghề ở địa phương.
Tại hội thảo, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhấn mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thiếu, yếu về mọi mặt và năm 2012, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đối diện khó khăn do khó tiếp cận được vốn do quy định, thủ tục vay vốn và lãi suất vay cao.
Vì vậy, theo ý kiến nhiều chuyên gia có mặt tại hội thảo, nếu xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là khu vực quan trọng để xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội thì chỉ có cách giảm bớt các thủ tục để giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn.
Năm 2012, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về doanh nghiệp, đặc biệt tuyên truyền mạnh về việc rút lui khỏi thị trường, phải coi đây là quy luật, sự rủi ro bình thường trong kinh doanh. Cần tạo điều kiện cho những doanh nghiệp yếu có thể rút lui khỏi thị trường để chuẩn bị cho một hoạt động kinh doanh mới.
Tại hội thảo, bà Đinh Thị Liên, Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ thực tế các thông tin về thị trường, pháp luật, kinh doanh đến với các doanh nghiệp còn hạn chế nên dự án đã truyền tải được các chính sách về thương mại đến doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp hiểu được vai trò của mình đối với người lao động và ngược lại.
Dự án đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp hiểu được chính sách về cạnh tranh thương mại một cách lành mạnh, bài bản./.
Hoàng Linh (TTXVN/Vietnam+)