Tuần qua giá đồng biến động theo sát mối lo về nguy cơ vỡ nợ của Mỹ cũng như sự lên xuống của đồng USD và cuộc đình công tại mỏ đồng lớn nhất thế giới Escondida của Chile.
Phiên đầu tuần 25/7 giá đồng đi xuống do giới đầu tư lo ngại nguy cơ vỡ nợ của Mỹ đã chuyển hướng sang các tài sản an toàn hơn kim loại đỏ như vàng và đồng franc Thụy Sỹ.
Thị trường dường như "phớt lờ" cuộc biểu tình tại mỏ đồng Escondida đã bước sang ngày thứ tư, chỉ một ngày sau khi tập đoàn BHP Billiton (Australia), nắm cổ phần chính trong hoạt động khai thác tại Escondida, loan báo phát hiện trữ lượng mới 19 triệu tấn đồng.
Nằm tại bang phía Bắc Antofagasta ở độ cao 3.100m, Escondida có sản lượng khai thác khoảng 3.000 tấn đồng/ngày (1,1 triệu tấn trong năm 2010), chiếm gần 7% sản lượng đồng của Chile, nước đứng đầu thế giới về khai thác kim loại đỏ.
Do đó tại Sàn giao dịch Kim loại London (LME), giá đồng giao sau ba tháng giảm 20 USD xuống 9.655 USD/tấn; còn tại Sàn COMEX ở New York, giá đồng giảm xuống 4,4065 USD/lb (1 lb = 0,454kg).
Ngoài ra sự vắng bóng của Trung Quốc, nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới, chiếm gần 40% nhu cầu toàn cầu và ước đạt 21 triệu tấn trong năm nay, cũng góp sức làm giá đồng dậm chân tại chỗ kể từ khi kim loại này đạt mức kỷ lục 10.190 USD/tấn hôm 15/2.
Nhưng khi cuộc đình công bước sang ngày thứ năm và đồng USD xuống giá, giá đồng đã trở lại mức cao nhất trong một tuần vào phiên kế tiếp.
Giá đồng tại LME đã tăng mạnh từ 9.655 USD/tấn cuối phiên 25/7 lên 9.820 USD/tấn, sau khi có lúc chạm mức cao 9.873,50 USD/tấn.
Theo Credit Suisse Private Banking, đình công làm sụt giảm khá mạnh sản lượng của mỏ Escondida, làm trầm trọng hơn nữa tình trạng thiếu hụt trên thị trường đồng tinh chế toàn cầu.
Tuy nhiên, sau đó thị trường đồng lại đảo chiều đi xuống theo sau đà phục hồi của đồng USD, trong bối cảnh nỗi lo về tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục phủ đám mây u ám lên triển vọng nhu cầu trong ngắn hạn và làm giảm tác động của đợt đình công dài ngày tại mỏ đồng Escondida.
Tại LME, giá đồng hạ xuống 9.780 USD/tấn; còn tại sàn COMEX ở New York, giá đồng chỉ còn ở mức 4,4465 USD/lb.
Mặc dù vậy, tới phiên cuối tuần 29/7, giá đồng lại bất ngờ tăng lên mức cao nhất từ ngày 11/4 với 9.895 USD/tấn trước khi lùi lại mức 9.820 USD/tấn khi công nhân mỏ Escondida kết thúc tám ngày đình công.
Một nhân tố khác khiến thị trường đồng "lùi bước" chính là nước Mỹ, nơi mà cuộc cuộc tranh luận về nâng trần nợ công vẫn chưa ngã ngũ khi thời điểm 2/8 đã gần kề và GDP quý II chỉ tăng 1,3%, thấp hơn nhiều so với dự đoán.
Các thông tin này gây tâm lý ngày càng bi quan về tình hình kinh tế Mỹ, làm dấy lên nỗi lo nhu cầu đồng ở nước tiêu thụ lớn nhất thế giới này có thể chững lại.
Theo khảo sát của hãng tin Reuters, các nhà phân tích dự đoán thị trường đồng sẽ bị thiếu hụt 343.150 tấn trong năm nay và nguồn cung khan hiếm có thể sẽ đẩy giá đồng sớm trở lại mức cao kỷ lục trên 10.000 USD/tấn.
Tại LME cuối ngày 29/7, giá nhôm giao sau ba tháng tăng lên 2.616 USD/tấn so với 2.577 USD/tấn tuần trước đó.
Theo sau đó, giá kẽm và niken cũng lần lượt tăng từ 2.474 USD/tấn và 23.950 USD/tấn lên 2.490 USD/tấn và 24.475 USD/tấn.
Tuy nhiên, giá chì và thiếc lại biến động theo chiều ngược lại, khi sụt từ 2.687 USD/tấn và 28.200 USD/tấn xuống tương ứng 2.631 USD/tấn và 28.100 USD/tấn./.
Phiên đầu tuần 25/7 giá đồng đi xuống do giới đầu tư lo ngại nguy cơ vỡ nợ của Mỹ đã chuyển hướng sang các tài sản an toàn hơn kim loại đỏ như vàng và đồng franc Thụy Sỹ.
Thị trường dường như "phớt lờ" cuộc biểu tình tại mỏ đồng Escondida đã bước sang ngày thứ tư, chỉ một ngày sau khi tập đoàn BHP Billiton (Australia), nắm cổ phần chính trong hoạt động khai thác tại Escondida, loan báo phát hiện trữ lượng mới 19 triệu tấn đồng.
Nằm tại bang phía Bắc Antofagasta ở độ cao 3.100m, Escondida có sản lượng khai thác khoảng 3.000 tấn đồng/ngày (1,1 triệu tấn trong năm 2010), chiếm gần 7% sản lượng đồng của Chile, nước đứng đầu thế giới về khai thác kim loại đỏ.
Do đó tại Sàn giao dịch Kim loại London (LME), giá đồng giao sau ba tháng giảm 20 USD xuống 9.655 USD/tấn; còn tại Sàn COMEX ở New York, giá đồng giảm xuống 4,4065 USD/lb (1 lb = 0,454kg).
Ngoài ra sự vắng bóng của Trung Quốc, nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới, chiếm gần 40% nhu cầu toàn cầu và ước đạt 21 triệu tấn trong năm nay, cũng góp sức làm giá đồng dậm chân tại chỗ kể từ khi kim loại này đạt mức kỷ lục 10.190 USD/tấn hôm 15/2.
Nhưng khi cuộc đình công bước sang ngày thứ năm và đồng USD xuống giá, giá đồng đã trở lại mức cao nhất trong một tuần vào phiên kế tiếp.
Giá đồng tại LME đã tăng mạnh từ 9.655 USD/tấn cuối phiên 25/7 lên 9.820 USD/tấn, sau khi có lúc chạm mức cao 9.873,50 USD/tấn.
Theo Credit Suisse Private Banking, đình công làm sụt giảm khá mạnh sản lượng của mỏ Escondida, làm trầm trọng hơn nữa tình trạng thiếu hụt trên thị trường đồng tinh chế toàn cầu.
Tuy nhiên, sau đó thị trường đồng lại đảo chiều đi xuống theo sau đà phục hồi của đồng USD, trong bối cảnh nỗi lo về tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục phủ đám mây u ám lên triển vọng nhu cầu trong ngắn hạn và làm giảm tác động của đợt đình công dài ngày tại mỏ đồng Escondida.
Tại LME, giá đồng hạ xuống 9.780 USD/tấn; còn tại sàn COMEX ở New York, giá đồng chỉ còn ở mức 4,4465 USD/lb.
Mặc dù vậy, tới phiên cuối tuần 29/7, giá đồng lại bất ngờ tăng lên mức cao nhất từ ngày 11/4 với 9.895 USD/tấn trước khi lùi lại mức 9.820 USD/tấn khi công nhân mỏ Escondida kết thúc tám ngày đình công.
Một nhân tố khác khiến thị trường đồng "lùi bước" chính là nước Mỹ, nơi mà cuộc cuộc tranh luận về nâng trần nợ công vẫn chưa ngã ngũ khi thời điểm 2/8 đã gần kề và GDP quý II chỉ tăng 1,3%, thấp hơn nhiều so với dự đoán.
Các thông tin này gây tâm lý ngày càng bi quan về tình hình kinh tế Mỹ, làm dấy lên nỗi lo nhu cầu đồng ở nước tiêu thụ lớn nhất thế giới này có thể chững lại.
Theo khảo sát của hãng tin Reuters, các nhà phân tích dự đoán thị trường đồng sẽ bị thiếu hụt 343.150 tấn trong năm nay và nguồn cung khan hiếm có thể sẽ đẩy giá đồng sớm trở lại mức cao kỷ lục trên 10.000 USD/tấn.
Tại LME cuối ngày 29/7, giá nhôm giao sau ba tháng tăng lên 2.616 USD/tấn so với 2.577 USD/tấn tuần trước đó.
Theo sau đó, giá kẽm và niken cũng lần lượt tăng từ 2.474 USD/tấn và 23.950 USD/tấn lên 2.490 USD/tấn và 24.475 USD/tấn.
Tuy nhiên, giá chì và thiếc lại biến động theo chiều ngược lại, khi sụt từ 2.687 USD/tấn và 28.200 USD/tấn xuống tương ứng 2.631 USD/tấn và 28.100 USD/tấn./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)