Theo hãng tin Tân Hoa, Quốc hội và các đảng phái đối lập ở Guinea-Bissau ngày 16/5 đã ký Thỏa thuận điều hành đất nước trong thời kỳ quá độ (TPP), theo đó các cuộc bầu cử tổng thống và cơ quan lập pháp sẽ được tổ chức trong vòng một năm tới.
Chủ tịch Quốc hội Guinea-Bissau Ibrahima Sory Diallo đã ký thỏa thuận trên mà không có sự hiện diện của các thành viên Đảng châu Phi vì độc lập của Guinea-Bissau và Cape Verde (PAIGC) cầm quyền trước khi xảy ra cuộc đảo chính hôm 12/4.
Tham dự lễ ký kết trên còn có các đại diện của Liên minh châu Phi (AU) và Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS). Thỏa thuận này cũng sẽ được gửi tới Tòa án Tối cao Guinea-Bissau.
TPP, có hiệu lực ngay khi được ký, gồm sáu điều khoản và thiết lập khuôn khổ pháp lý giúp lập lại trật tự hiến pháp tại Guinea-Bissau.
Văn kiện này quy định ông Manuel Sherifo Nhamadjo sẽ là tổng thống lâm thời của Guinea-Bissau trong thời gian một năm và toàn quyền điều hành đất nước với tư cách nguyên thủ cho tới khi một tổng thống được bầu dân chủ tuyên thệ nhậm chức.
Nhiệm kỳ của quốc hội đương nhiệm, dự kiến kết thúc vào cuối tháng 11 tới, sẽ được kéo dài tới khi chính thức có một quốc hội mới. TPP nêu rõ trong giai đoạn quá độ, việc phê chuẩn các đạo luật sẽ vẫn được thực hiện theo hiến pháp hiện hành.
Ngoài ra, các đảng phái sẽ chỉ định Thủ tướng mới và được tổng thống lâm thời bổ nhiệm. Theo TPP, chính phủ lâm thời trong thời gian một năm sẽ là một chính phủ đoàn kết dân tộc và tổng thống lâm thời cùng thủ tướng sẽ không được tham gia các cuộc tranh cử trong tương lai.
Vụ đảo chính tại Guinea-Bissau diễn ra tối 12/4 vừa qua khi các binh sỹ quân đội tấn công dinh thự của Thủ tướng Carlos Gomes, chiếm giữ trụ sở của đảng cầm quyền và đài phát thanh quốc gia, bắt giữ Tổng thống lâm thời Raimundo Pereira và ông Gomes - người đã vượt xa 8 ứng cử viên còn lại để giành được 49% số phiếu ủng hộ trong vòng một cuộc bầu cử tổng thống hôm 18/3 vừa qua, và có nhiều triển vọng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vòng hai dự kiến diễn ra vào ngày 29/4 tới.
Từ "đảo chính" vốn không hề xa lạ ở quốc gia Tây Phi 1,6 triệu dân này sau khi Guinea-Bissau thoát khỏi ách đô hộ của Bồ Đào Nha năm 1974. Không tổng thống nào tại vị được hết nhiệm kỳ.
Các vụ mưu sát giới chính trị gia xảy ra khá thường xuyên tại quốc gia này, trong đó có vụ mưu sát cựu Tổng thống Nino Vieira tháng 3/2009.
Tình hình tại Guinea-Bissau gia tăng bất ổn từ khi Tổng thống Malam Bacai Sanha, 64 tuổi - trụ cột thực sự của chính quyền Guinea-Bissau và là người nắm giữ vai trò trung gian hòa giải giữa Thủ tướng Gomes và quân đội - qua đời hôm 9/1 do bệnh nặng, khiến nước này phải tổ chức bầu cử tổng thống.
Tuy nhiên, phe đối lập không công nhận kết quả sơ bộ vòng một cuộc bầu cử mà Ủy ban bầu cử quốc gia công bố./.
Chủ tịch Quốc hội Guinea-Bissau Ibrahima Sory Diallo đã ký thỏa thuận trên mà không có sự hiện diện của các thành viên Đảng châu Phi vì độc lập của Guinea-Bissau và Cape Verde (PAIGC) cầm quyền trước khi xảy ra cuộc đảo chính hôm 12/4.
Tham dự lễ ký kết trên còn có các đại diện của Liên minh châu Phi (AU) và Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS). Thỏa thuận này cũng sẽ được gửi tới Tòa án Tối cao Guinea-Bissau.
TPP, có hiệu lực ngay khi được ký, gồm sáu điều khoản và thiết lập khuôn khổ pháp lý giúp lập lại trật tự hiến pháp tại Guinea-Bissau.
Văn kiện này quy định ông Manuel Sherifo Nhamadjo sẽ là tổng thống lâm thời của Guinea-Bissau trong thời gian một năm và toàn quyền điều hành đất nước với tư cách nguyên thủ cho tới khi một tổng thống được bầu dân chủ tuyên thệ nhậm chức.
Nhiệm kỳ của quốc hội đương nhiệm, dự kiến kết thúc vào cuối tháng 11 tới, sẽ được kéo dài tới khi chính thức có một quốc hội mới. TPP nêu rõ trong giai đoạn quá độ, việc phê chuẩn các đạo luật sẽ vẫn được thực hiện theo hiến pháp hiện hành.
Ngoài ra, các đảng phái sẽ chỉ định Thủ tướng mới và được tổng thống lâm thời bổ nhiệm. Theo TPP, chính phủ lâm thời trong thời gian một năm sẽ là một chính phủ đoàn kết dân tộc và tổng thống lâm thời cùng thủ tướng sẽ không được tham gia các cuộc tranh cử trong tương lai.
Vụ đảo chính tại Guinea-Bissau diễn ra tối 12/4 vừa qua khi các binh sỹ quân đội tấn công dinh thự của Thủ tướng Carlos Gomes, chiếm giữ trụ sở của đảng cầm quyền và đài phát thanh quốc gia, bắt giữ Tổng thống lâm thời Raimundo Pereira và ông Gomes - người đã vượt xa 8 ứng cử viên còn lại để giành được 49% số phiếu ủng hộ trong vòng một cuộc bầu cử tổng thống hôm 18/3 vừa qua, và có nhiều triển vọng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vòng hai dự kiến diễn ra vào ngày 29/4 tới.
Từ "đảo chính" vốn không hề xa lạ ở quốc gia Tây Phi 1,6 triệu dân này sau khi Guinea-Bissau thoát khỏi ách đô hộ của Bồ Đào Nha năm 1974. Không tổng thống nào tại vị được hết nhiệm kỳ.
Các vụ mưu sát giới chính trị gia xảy ra khá thường xuyên tại quốc gia này, trong đó có vụ mưu sát cựu Tổng thống Nino Vieira tháng 3/2009.
Tình hình tại Guinea-Bissau gia tăng bất ổn từ khi Tổng thống Malam Bacai Sanha, 64 tuổi - trụ cột thực sự của chính quyền Guinea-Bissau và là người nắm giữ vai trò trung gian hòa giải giữa Thủ tướng Gomes và quân đội - qua đời hôm 9/1 do bệnh nặng, khiến nước này phải tổ chức bầu cử tổng thống.
Tuy nhiên, phe đối lập không công nhận kết quả sơ bộ vòng một cuộc bầu cử mà Ủy ban bầu cử quốc gia công bố./.
(TTXVN)