Ngày 25/7 tại Slovenia, các nhà lãnh đạo của các nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Tây Balcan đã khai mạc hội nghị thượng đỉnh chung chưa từng có trong khu vực nhằm thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác đồng thời tăng cường hội nhập của khu vực Tây Balcan với Liên minh Châu Âu (EU).
Hội nghị thượng đỉnh lần này do các tổng thống Slovenia và Croatia đồng tổ chức với sự ủng hộ của Tổng thống Pháp François Hollande.
Ông Hollande cũng sẽ tham dự hội nghị trên cùng với Tổng thống Albania và 7 người đồng cấp tới từ Nam Tư trước đây gồm Bosnia, Croatia, Kosovo, Macedonia, Montenegro, Serbia và Slovenia.
Trước khi diễn ra hội nghị, các nhà tổ chức cho biết mục tiêu của cuộc thảo luận mang tính không chính thức của hội nghị là tìm kiếm những phương thức thúc đẩy triển vọng châu Âu-Đại Tây Dương vì các quốc gia Tây Balcan và sự mở rộng EU, đồng thời tập trung vào những vấn đề cải tổ và hợp tác chặt chẽ.
Khái niệm Tây Bancăng do EU đưa ra là một khu vực bao gồm Anbani cùng các nước thành viên Liên bang Nam Tư trước đây.
Hồi tháng 6 vừa qua, EU đã "bật đèn xanh" cho phép khởi động các cuộc đàm phán về việc kết nạp Serbia, cũng như đàm phán về Hiệp định Liên kết và Ổn định với tỉnh Kosovo (vốn đơn phương tuyên bố độc lập và tách khỏi Serbia từ năm 2008), sau khi hai bên ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ hôm 19/4 vừa qua./.
Hội nghị thượng đỉnh lần này do các tổng thống Slovenia và Croatia đồng tổ chức với sự ủng hộ của Tổng thống Pháp François Hollande.
Ông Hollande cũng sẽ tham dự hội nghị trên cùng với Tổng thống Albania và 7 người đồng cấp tới từ Nam Tư trước đây gồm Bosnia, Croatia, Kosovo, Macedonia, Montenegro, Serbia và Slovenia.
Trước khi diễn ra hội nghị, các nhà tổ chức cho biết mục tiêu của cuộc thảo luận mang tính không chính thức của hội nghị là tìm kiếm những phương thức thúc đẩy triển vọng châu Âu-Đại Tây Dương vì các quốc gia Tây Balcan và sự mở rộng EU, đồng thời tập trung vào những vấn đề cải tổ và hợp tác chặt chẽ.
Khái niệm Tây Bancăng do EU đưa ra là một khu vực bao gồm Anbani cùng các nước thành viên Liên bang Nam Tư trước đây.
Hồi tháng 6 vừa qua, EU đã "bật đèn xanh" cho phép khởi động các cuộc đàm phán về việc kết nạp Serbia, cũng như đàm phán về Hiệp định Liên kết và Ổn định với tỉnh Kosovo (vốn đơn phương tuyên bố độc lập và tách khỏi Serbia từ năm 2008), sau khi hai bên ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ hôm 19/4 vừa qua./.
(TTXVN)