Một quan chức Arập Xêút ngày 14/3 cho biết, hơn 1.000 binh sỹ nước này đã tiến vào Bahrain - nơi các cuộc biểu tình đang tiếp tục leo thang trong suốt một tháng qua.
Theo quan chức giấu tên này, quân đội Arập Xêút đã có mặt ở Bahrain từ ngày 13/3 như một phần nỗ lực hỗ trợ chung của các quốc gia vùng Vịnh.
Sự can thiệp của Arập Xêút diễn ra sau khi "liên tiếp có những lời kêu gọi đối thoại từ phía Chính phủ Bahrain" song không nhận được thiện chí từ phe đối lập.
Hiện Chính phủ Bahrain chưa xác nhận về sự có mặt của quân đội Arập Xêút tại nước này. Tuy nhiên, trang mạng của tờ Alyam của Bahrain cho hay các lực lượng từ Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (gồm sáu nước) dự kiến sẽ tới Bahrain để hỗ trợ thúc đẩy an ninh tại quốc đảo này.
Ngay lập tức, phe đối lập ở Bahrain tuyên bố, họ coi bất kỳ sự can thiệp quân sự từ bên ngoài nào vào nước này đều là sự chiếm đóng.
Ngày 13/3 đã trở thành ngày bạo lực nhất tại Bahrain trong một tháng qua khi hàng nghìn người biểu tình tụ tập và phong tỏa nhiều con đường bằng rào chắn nhằm tìm cách chiếm giữ khu trung tâm tài chính-thương mại Harbour ở thủ đô Manama. Đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát và người biểu tình làm hơn 200 người bị thương, trong đó có cả cảnh sát.
Các cuộc đụng độ đang làm gia tăng lo ngại rằng khủng hoảng chính trị ở Bahrain sẽ dẫn đến một cuộc xung đột phe phái lớn giữa hai cộng đồng người Hồi giáo dòng Sunni chiếm thiểu số và dòng Shiite chiếm đa số./.
Theo quan chức giấu tên này, quân đội Arập Xêút đã có mặt ở Bahrain từ ngày 13/3 như một phần nỗ lực hỗ trợ chung của các quốc gia vùng Vịnh.
Sự can thiệp của Arập Xêút diễn ra sau khi "liên tiếp có những lời kêu gọi đối thoại từ phía Chính phủ Bahrain" song không nhận được thiện chí từ phe đối lập.
Hiện Chính phủ Bahrain chưa xác nhận về sự có mặt của quân đội Arập Xêút tại nước này. Tuy nhiên, trang mạng của tờ Alyam của Bahrain cho hay các lực lượng từ Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (gồm sáu nước) dự kiến sẽ tới Bahrain để hỗ trợ thúc đẩy an ninh tại quốc đảo này.
Ngay lập tức, phe đối lập ở Bahrain tuyên bố, họ coi bất kỳ sự can thiệp quân sự từ bên ngoài nào vào nước này đều là sự chiếm đóng.
Ngày 13/3 đã trở thành ngày bạo lực nhất tại Bahrain trong một tháng qua khi hàng nghìn người biểu tình tụ tập và phong tỏa nhiều con đường bằng rào chắn nhằm tìm cách chiếm giữ khu trung tâm tài chính-thương mại Harbour ở thủ đô Manama. Đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát và người biểu tình làm hơn 200 người bị thương, trong đó có cả cảnh sát.
Các cuộc đụng độ đang làm gia tăng lo ngại rằng khủng hoảng chính trị ở Bahrain sẽ dẫn đến một cuộc xung đột phe phái lớn giữa hai cộng đồng người Hồi giáo dòng Sunni chiếm thiểu số và dòng Shiite chiếm đa số./.
(TTXVN/Vietnam+)