Rút kinh nghiệm từ sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 cả Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), Công ty Điện lực Chugoku (CEPCO) khẩn trương tổ chức tập huấn khắc phục thiệt hại do sóng thần gây ra tại hai lò phản ứng ở Nhà máy điện hạt nhân Shimane.
Theo tình huống giả định, sau trận động đất cấp độ 5 (thang địa chấn Nhật Bản), sóng thần tấn công nhà máy khiến toàn bộ nguồn điện bị ngắt. Các nhân viên lập tức vào cuộc, sửa chữa và phục hồi khẩn cấp nguồn điện.
Tham gia tập huấn có 102 người gồm 94 nhân viên điện lực và 8 nhân viên công ty đối tác trong khi các viên chức thành phố Izumo, nằm trong phạm vi 20km quanh nhà máy, giám sát chặt chẽ tình hình.
Sau khi xác nhận nguồn điện của lò số 2 bị hỏng, lực lượng chức năng điều xe phát điện cao tần cơ động mà nhà máy mới trang bị đỗ trước lò số 2 trong khi một toán khác khẩn trương kéo dây cáp điện từ bên trong tòa nhà để nối với xe phát điện, nhanh chóng phục hồi hoạt động của lò và ổn định tình hình.
Ngoài ra, sóng thần cũng khiến hệ thống làm lạnh của lò 2 ngừng hoạt động và nhiệt độ trong bể chứa thanh nhiên liệu tại tầng 4 tăng cao, hơi nước bốc lên dữ dội.
Các nhân viên nhà máy huy động lực lượng lắp đường ống cứu hỏa và xối nước vào lò để duy trì mực nước trong bể chứa đang dần cạn.
Trong bối cảnh khu vực Kanto và Đông Bắc Nhật Bản thường xuyên hứng chịu động đất, các nhà máy điện hạt nhân luôn là mục tiêu bị đe dọa bởi sóng thần.
Sự cố tại nhà máy Fukushima 1 là kinh nghiệm quý báu cho rất nhiều các nhà máy khác trong công tác ứng cứu và khắc phục sự cố sau thảm họa./.
Theo tình huống giả định, sau trận động đất cấp độ 5 (thang địa chấn Nhật Bản), sóng thần tấn công nhà máy khiến toàn bộ nguồn điện bị ngắt. Các nhân viên lập tức vào cuộc, sửa chữa và phục hồi khẩn cấp nguồn điện.
Tham gia tập huấn có 102 người gồm 94 nhân viên điện lực và 8 nhân viên công ty đối tác trong khi các viên chức thành phố Izumo, nằm trong phạm vi 20km quanh nhà máy, giám sát chặt chẽ tình hình.
Sau khi xác nhận nguồn điện của lò số 2 bị hỏng, lực lượng chức năng điều xe phát điện cao tần cơ động mà nhà máy mới trang bị đỗ trước lò số 2 trong khi một toán khác khẩn trương kéo dây cáp điện từ bên trong tòa nhà để nối với xe phát điện, nhanh chóng phục hồi hoạt động của lò và ổn định tình hình.
Ngoài ra, sóng thần cũng khiến hệ thống làm lạnh của lò 2 ngừng hoạt động và nhiệt độ trong bể chứa thanh nhiên liệu tại tầng 4 tăng cao, hơi nước bốc lên dữ dội.
Các nhân viên nhà máy huy động lực lượng lắp đường ống cứu hỏa và xối nước vào lò để duy trì mực nước trong bể chứa đang dần cạn.
Trong bối cảnh khu vực Kanto và Đông Bắc Nhật Bản thường xuyên hứng chịu động đất, các nhà máy điện hạt nhân luôn là mục tiêu bị đe dọa bởi sóng thần.
Sự cố tại nhà máy Fukushima 1 là kinh nghiệm quý báu cho rất nhiều các nhà máy khác trong công tác ứng cứu và khắc phục sự cố sau thảm họa./.
Cao Phong (Vietnam+)