Niềm vui của các nhà đầu tư chứng khoán Mỹ chưa kéo dài được lâu thì đã bị dập tắt khi các chỉ số chủ chốt của Phố Wall lại đồng loạt đảo chiều đi xuống trong phiên giao dịch ngày 15/10, giữa bối cảnh các chính trị gia Mỹ vẫn bế tắc trong việc đạt được một thỏa thuận về chi tiêu ngân sách và nâng trần nợ công nhằm giúp Chính phủ nước này mở cửa trở lại và tránh khỏi nguy cơ bị vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 133,2 điểm, tương đương 0,87%, xuống 15.168,01 điểm.
Chỉ số S&P 500 cũng hạ 12,08 điểm (0,71%), xuống 1.698,06 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 21,26 điểm (0,56%), đóng cửa ở mức 3.794,01 điểm.
15 ngày sau khi một số công sở thuộc Chính phủ Mỹ phải tạm ngừng hoạt động - hậu quả của việc Quốc hội đã thất bại trong việc thông qua ngân sách 2014 trước khi tài khóa mới bắt đầu từ ngày 1/10, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa vẫn bất đồng sâu sắc trong vấn đề ngân sách và trần nợ công.
Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo rằng nếu Quốc hội và Nhà Trắng vẫn bế tắc trong việc nâng mức trần nợ công hiện đang ở mức 16.700 tỷ USD trước ngày 17/10 tới thì nước Mỹ sẽ mất khả năng vay mượn và có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Tuy nhiên, ngược với diễn biến ảm đạm tại thị trường Mỹ, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại đua nhau khởi sắc.
Kết thúc phiên này, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,4%, lên 6.549,11 điểm, sau khi giới đầu tư đón nhận thông tin mới cho hay tỷ lệ lạm phát của nước này vẫn duy trì ở mức 2,7% trong tháng 9/2013.
Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng ghi thêm 0,78%, lên 4.256,02 điểm. Còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tiến 0,92%, đóng cửa ở mức cao kỷ lục mới là 8.804,4 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 16/10 tại thị trường châu Á, các chỉ số chứng khoán lại biến động không đồng nhất, do tâm lý hoang mang của giới đầu tư cổ phiếu trước tình hình ngân sách phức tạp tại Mỹ.
Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 37,56 điểm (0,26%), lên 14.479,10 điểm.
Giữa lúc chỉ còn hơn một ngày nữa là tới hạn chót để nước Mỹ nâng trần nợ công, hãng xếp hạng tín dụng Fitch đã đặt mức đánh giá tín nhiệm AAA trong dài hạn của nước này ở mức tiêu cực cần được theo dõi.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải lại mất 10,80 điểm (0,48%), xuống 2.222,61 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong lại "nhích" không đáng kể 14,42 điểm, lên 23.350,94 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 133,2 điểm, tương đương 0,87%, xuống 15.168,01 điểm.
Chỉ số S&P 500 cũng hạ 12,08 điểm (0,71%), xuống 1.698,06 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 21,26 điểm (0,56%), đóng cửa ở mức 3.794,01 điểm.
15 ngày sau khi một số công sở thuộc Chính phủ Mỹ phải tạm ngừng hoạt động - hậu quả của việc Quốc hội đã thất bại trong việc thông qua ngân sách 2014 trước khi tài khóa mới bắt đầu từ ngày 1/10, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa vẫn bất đồng sâu sắc trong vấn đề ngân sách và trần nợ công.
Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo rằng nếu Quốc hội và Nhà Trắng vẫn bế tắc trong việc nâng mức trần nợ công hiện đang ở mức 16.700 tỷ USD trước ngày 17/10 tới thì nước Mỹ sẽ mất khả năng vay mượn và có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Tuy nhiên, ngược với diễn biến ảm đạm tại thị trường Mỹ, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại đua nhau khởi sắc.
Kết thúc phiên này, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,4%, lên 6.549,11 điểm, sau khi giới đầu tư đón nhận thông tin mới cho hay tỷ lệ lạm phát của nước này vẫn duy trì ở mức 2,7% trong tháng 9/2013.
Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng ghi thêm 0,78%, lên 4.256,02 điểm. Còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tiến 0,92%, đóng cửa ở mức cao kỷ lục mới là 8.804,4 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 16/10 tại thị trường châu Á, các chỉ số chứng khoán lại biến động không đồng nhất, do tâm lý hoang mang của giới đầu tư cổ phiếu trước tình hình ngân sách phức tạp tại Mỹ.
Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 37,56 điểm (0,26%), lên 14.479,10 điểm.
Giữa lúc chỉ còn hơn một ngày nữa là tới hạn chót để nước Mỹ nâng trần nợ công, hãng xếp hạng tín dụng Fitch đã đặt mức đánh giá tín nhiệm AAA trong dài hạn của nước này ở mức tiêu cực cần được theo dõi.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải lại mất 10,80 điểm (0,48%), xuống 2.222,61 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong lại "nhích" không đáng kể 14,42 điểm, lên 23.350,94 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)