Căng thẳng tại Bahrain có nguy cơ leo thang mạnh khi phe đối lập ngày 17/3 tuyên bố sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc biểu tình chống chính quyền.
Các thủ lĩnh phe đối lập cho biết biểu tình sẽ diễn ra sau lễ cầu nguyện vào thứ Sáu hàng tuần trong phạm vi các khu vực cầu nguyện và không tuần hành trên đường phố. Ngoài ra, phe đối lập dự kiến tổ chức một cuộc biểu tình trên toàn quốc vào ngày 19/3.
Cộng đồng người Hồi giáo dòng Shiite chiếm đa số tại Bahrain đã tiến hành biểu tình từ đầu tháng Hai phản đối sự kỳ thị của vương triều cầm quyền của người Hồi giáo dòng Sunni.
Sau nhiều tuần bất ổn, Quốc vương Bahrain ngày 15/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp.
Ngày 16/3, đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát và những người biểu tình tại Quảng trường Trân Châu ở thủ đô Manama, cảnh sát đã sử dụng hơi cay và nổ súng, ít nhất năm người biểu tình đã thiệt mạng và chính phủ đã ban bố lệnh giới nghiêm tại một số khu vực trong thành phố.
Ngày 17/3, chính quyền Bahrain đã bắt giữ ít nhất sáu thủ lĩnh đối lập.
Các nước trong Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) đã triển khai quân đến Bahrain giúp bình ổn tình hình theo đề nghị của chính phủ nước này, căn cứ vào hiệp định hợp tác quốc phòng của GCC ký năm 2000. Hiện nay, khoảng 1.000 binh lính của Arập Xêút và 500 cảnh sát của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất đã có mặt tại Bahrain.
Cũng trong ngày 17/3, đại sứ Kuwait tại Bahrain thông báo hải quân nước này sẽ đến Bahrain trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bảo vệ vùng lãnh hải của nước này. Truyền hình Bahrain đưa tin lực lượng hỗn hợp Lá chắn bán đảo của GCC cũng đã đến Bahrain.
Động thái trên của GCC đã gây phản đối từ phe đối lập ở Bahrain cũng như một số nước như Mỹ, Iraq, Iran quan ngại tình hình khu vực trở nên phức tạp và có thể thổi bùng căng thẳng tôn giáo.
Lãnh đạo phe đối lập ở Bahrain ngày 17/3 kêu gọi Arập Xêút rút quân và đề nghị Liên hợp quốc điều tra hành động trấn áp người biểu tình. Ngoại trưởng Iran đã gửi thư cho Liên hợp quốc, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo và Liên đoàn Arập để bày tỏ lo ngại về tình hình Bahrain.
Chính phủ Bahrain đã chỉ trích hành động này của Tehran, cho rằng việc này thể hiện sự can thiệp vào vấn đề nội bộ Bahrain, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh vùng Vịnh./.
Các thủ lĩnh phe đối lập cho biết biểu tình sẽ diễn ra sau lễ cầu nguyện vào thứ Sáu hàng tuần trong phạm vi các khu vực cầu nguyện và không tuần hành trên đường phố. Ngoài ra, phe đối lập dự kiến tổ chức một cuộc biểu tình trên toàn quốc vào ngày 19/3.
Cộng đồng người Hồi giáo dòng Shiite chiếm đa số tại Bahrain đã tiến hành biểu tình từ đầu tháng Hai phản đối sự kỳ thị của vương triều cầm quyền của người Hồi giáo dòng Sunni.
Sau nhiều tuần bất ổn, Quốc vương Bahrain ngày 15/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp.
Ngày 16/3, đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát và những người biểu tình tại Quảng trường Trân Châu ở thủ đô Manama, cảnh sát đã sử dụng hơi cay và nổ súng, ít nhất năm người biểu tình đã thiệt mạng và chính phủ đã ban bố lệnh giới nghiêm tại một số khu vực trong thành phố.
Ngày 17/3, chính quyền Bahrain đã bắt giữ ít nhất sáu thủ lĩnh đối lập.
Các nước trong Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) đã triển khai quân đến Bahrain giúp bình ổn tình hình theo đề nghị của chính phủ nước này, căn cứ vào hiệp định hợp tác quốc phòng của GCC ký năm 2000. Hiện nay, khoảng 1.000 binh lính của Arập Xêút và 500 cảnh sát của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất đã có mặt tại Bahrain.
Cũng trong ngày 17/3, đại sứ Kuwait tại Bahrain thông báo hải quân nước này sẽ đến Bahrain trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ bảo vệ vùng lãnh hải của nước này. Truyền hình Bahrain đưa tin lực lượng hỗn hợp Lá chắn bán đảo của GCC cũng đã đến Bahrain.
Động thái trên của GCC đã gây phản đối từ phe đối lập ở Bahrain cũng như một số nước như Mỹ, Iraq, Iran quan ngại tình hình khu vực trở nên phức tạp và có thể thổi bùng căng thẳng tôn giáo.
Lãnh đạo phe đối lập ở Bahrain ngày 17/3 kêu gọi Arập Xêút rút quân và đề nghị Liên hợp quốc điều tra hành động trấn áp người biểu tình. Ngoại trưởng Iran đã gửi thư cho Liên hợp quốc, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo và Liên đoàn Arập để bày tỏ lo ngại về tình hình Bahrain.
Chính phủ Bahrain đã chỉ trích hành động này của Tehran, cho rằng việc này thể hiện sự can thiệp vào vấn đề nội bộ Bahrain, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh vùng Vịnh./.
(TTXVN/Vietnam+)