"Nhiều nông dân Ấn Độ tự sát vì hạt giống biến đổi gene"

Báo Nga: Nhiều nông dân Ấn Độ tự sát vì hạt giống biến đổi gene

Monsanto, công ty Mỹ mới trả 2,4 triệu USD cho để xử lý đơn kiện của các nông dân Mỹ , đang đối mặt với cáo buộc mới cho rằng họ là thủ phạm khiến ngày càng nhiều nông dân Ấn Độ tự sát.
Báo Nga: Nhiều nông dân Ấn Độ tự sát vì hạt giống biến đổi gene ảnh 1Một nông dân Ấn Độ chăm sóc đồng ruộng (Ảnh minh họa: Reuters)

Monsanto, công ty Mỹ mới trả 2,4 triệu USD cho để xử lý đơn kiện của các nông dân Mỹ , đang đối mặt với cáo buộc mới cho rằng họ là thủ phạm khiến ngày càng nhiều nông dân Ấn Độ tự sát. 


Cáo buộc chưa chuyển thành hành động pháp lý. Tuy nhiên sự chỉ trích nhằm vào Monsanto đã ngày càng tăng lên. Người ta cho rằng công ty này đã khiến hơn 290.000 nông dân Ấn Độ tự sát trong vòng 20 năm qua.

Tác giả của một phim tài liệu về nạn tự sát của nông dân Ấn Độ là Alakananda Nag, người phỏng vấn hàng chục thân nhân các nông dân tự sát, đã tìm thấy mối liên hệ giữa các hạt giống biến đổi gene (GMO) với việc ngày càng nhiều nông dân tự sát. Bà tin rằng các nông trại nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương.

“Các nông trại lớn, trường vốn, sẽ dễ vượt qua khó khăn. Nhưng những nông trại nhỏ hơn lại lãnh hậu quả nặng nề nhất" - Nag nói với trang tin RT của Nga - "Monsanto rõ ràng có vai trò lớn trong chuyện này. Cách đây vài năm, việc trồng các loại cây GMO đã là hoạt động bất hợp pháp ở Ấn Độ. Khi đó các vụ tự sát dường như còn chưa xuất hiện. Các nông dân thực tế có tự sát, nhưng con số vụ việc đã tăng vọt kể từ khi hạt giống GMO được sử dụng."

Trung tâm Nhân quyền và công lý toàn cầu ước tính rằng riêng trong năm 2009 đã có 17.638 nông dân Ấn Độ tự sát, tức cứ 30 phút lại có 1 vụ.
Những người vợ góa của các nông dân như Savithri Devi, người bang Telangana, đã giải thích về việc cuộc sống trở nên khó khăn ra sao với những người nông dân sống nhờ trồng trọt gặp phải vụ mùa thất bát".

“Chồng tôi ban đầu đã đào giếng và bắt đầu gieo hạt. Nhưng chúng tôi không có đủ nước từ giếng và trời lại không mưa" - Devi nói với RT - "Vì thế anh ấy lại đào giếng sâu hơn, nhưng vẫn không thành công. Rồi anh ấy phải vay mượn tiền. Sự trầm cảm cuối cùng đã khiến anh ấy tự sát. Anh ấy uống thuốc trừ sâu và qua đời" .

Theo Sheldon Krimsky, lãnh đạo Hội đồng Di truyền có trách nhiệm, việc Ấn Độ hợp pháp hóa hạt giống GMO hồi năm 2002 chỉ khiến áp lực tăng lên với người nông dân.

“Người ta thường chỉ cho vay vốn nếu thấy hạt giống sẽ cho năng suất lớn hơn" - Krimsky nói với RT - "Và họ sẽ không được vay vốn nếu không dùng hạt giống GMO. Nhiều người nông dân cảm thấy bị ép buộc dùng hạt giống GMO. Nhưng cây hình thành từ các hạt này không cho năng suất tốt trên nhiều vùng của Ấn Độ. Hiện tượng này khiến nhiều người nông dân lâm vào cảnh mắc nợ".

Vấn đề với các hạt giống GMO ở Ấn Độ là chúng "không được tạo ra để sinh trưởng ở nơi này, trong môi trường canh tác mà hoạt động tưới tiêu phải phụ thuộc vào trời mưa. "Vì lẽ đó hạt giống GMO thất bại nhiều hơn" - Tiến sĩ Vandana Shiva, một nhà môi trường ở Ấn Độ cho biết.

Bà cũng nói rằng vấn đề liên quan tới hạt giống GMO diễn ra nặng nề nhất tại các vùng trồng bông. Ở những nơi này, các nông trại nhỏ phải cạnh tranh với các tập đoàn nông nghiệp đa quốc gia.

Các công ty lớn sử dụng hạt giống cây bông đã qua điều chỉnh công nghệ sinh học để có sản lượng cao hơn. Các nông trại nhỏ học theo, nhưng họ không có đủ tiềm lực.

“Các hạt giống cây bông sản lượng cao cần rất nhiều nước so với việc trồng bông thông thường. Với những nông dân không có hoạt động tưới tiêu đáp ứng tiêu chuẩn, với nông trại hoạt động chủ yếu nhờ trời mưa, họ sẽ lâm vào cảnh mùa màng thất bát" - Trung tâm Nhân quyền và công lý toàn cầu viết trong báo cáo.

Về phần mình, Monsanto đã bác bỏ thông tin nói rằng hạt giống của họ khiến nông dân Ấn Độ gặp khó khăn. Công ty còn dẫn nhiều nghiên cứu để ủng hộ tuyên bố của mình, gồm một báo cáo do Viện nghiên cứu chính sách thực phẩm quốc tế tiến hành hồi năm 2008. Nghiên cứu cho rằng không có bằng chứng cho thấy hoạt động trồng hạt bông GMO hồi năm 2002 đã làm tăng số vụ tự sát ở Ấn Độ./. 


(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục