Đà tăng trưởng bùng nổ của các thị trường hàng hóa, với Trung Quốc là động lực chính, đã làm biến đổi các nền kinh tế cũng như môi trường trên toàn cầu trong năm 2011, cũng là năm chứng kiến các tập đoàn khai mỏ dồi dào tiền mặt đầu tư số tiền kỷ lục để khai thác tài nguyên của Trái đất.
Nhờ giá quặng sắt, vàng và một loạt tài nguyên khác tăng vọt, các công ty khai mỏ khá "rủng rỉnh" để vung tay đầu tư thoải mái trên toàn cầu. Xu hướng này trở thành một hiện tượng làm thay đổi cuộc sống của người dân, song cũng làm gia tăng những lo ngại về môi trường.
Xu hướng đáng kể nhất trong năm 2011 là việc hầu hết các công ty khai mỏ đều trải qua khủng hoảng tài chính toàn cầu với kết quả kinh doanh khả quan.
Theo hãng nghiên cứu RBS, chi tiêu vốn của các công ty khai mỏ đã tăng lên mức cao kỷ lục 140 tỷ USD trên toàn thế giới năm 2011, so với 100 tỷ USD năm 2010 và chưa đầy 40 tỷ USD năm 2003.
Nhu cầu dường như bất tận của Trung Quốc đối với mọi loại tài nguyên để đáp ứng công cuộc hiện đại hóa lịch sử, cũng như duy trì vai trò trung tâm chế tạo của thế giới vẫn là động lực chính thúc đẩy giá hàng hóa tăng cao. Mặc dù vậy, giá hàng hóa đã dịu lại trong 6 tháng cuối năm 2011 trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu, các công ty khai mỏ đã xúc tiến các kế hoạch mở rộng với niềm tin rằng sự phát triển bùng nổ của thị trường hàng hóa sẽ lấn át các cuộc khủng hoảng trước mắt.
Giám đốc điều hành tập đoàn khai mỏ Rio Tinto, Tom Albanese, hồi tháng trước nói rằng bức tranh nhu cầu dài hạn vẫn tích cực. Riêng chi tiêu vốn của Rio Tinto trong năm nay dự báo vào khoảng 12 tỷ USD, trong khi tập đoàn Vale của Brazil cho hay ngân sách đầu tư năm 2011 của hãng là 19 tỷ USD.
Trong bối cảnh những mối quan ngại về khủng hoảng tài chính toàn cầu leo thang, những khoản đầu tư này cho thấy vai trò của chi tiêu vốn đối với các nền kinh tế quốc gia và trong nước khi mang lại hàng nghìn việc làm ở các cộng đồng xa xôi trên thế giới.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của các công ty khai mỏ ngày một nhanh cũng tạo ra những căng thẳng xã hội và làm dấy lên những quan ngại về cái giá phải trả đối với môi trường. Peru trong tháng này đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi nổ ra các cuộc biểu tình phản đối kế hoạch xây dựng mỏ vàng và đồng (dự kiến đi vào hoạt động năm 2017) của công ty Newmont (Mỹ) ở nước này.
Dự án khai thác đất hiếm của công ty Lynas (Australia) ở Malaysia - hứa hẹn mang lại nguồn cung đất hiếm đầu tiên ở ngoài Trung Quốc - đã vấp phải sự phản đối của hàng nghìn người. Ngoài ra, nhiều dự án khai mỏ ở các nước khác, như Ấn Độ và Mông Cổ cũng vấp phải những rắc rối tương tự./.
Nhờ giá quặng sắt, vàng và một loạt tài nguyên khác tăng vọt, các công ty khai mỏ khá "rủng rỉnh" để vung tay đầu tư thoải mái trên toàn cầu. Xu hướng này trở thành một hiện tượng làm thay đổi cuộc sống của người dân, song cũng làm gia tăng những lo ngại về môi trường.
Xu hướng đáng kể nhất trong năm 2011 là việc hầu hết các công ty khai mỏ đều trải qua khủng hoảng tài chính toàn cầu với kết quả kinh doanh khả quan.
Theo hãng nghiên cứu RBS, chi tiêu vốn của các công ty khai mỏ đã tăng lên mức cao kỷ lục 140 tỷ USD trên toàn thế giới năm 2011, so với 100 tỷ USD năm 2010 và chưa đầy 40 tỷ USD năm 2003.
Nhu cầu dường như bất tận của Trung Quốc đối với mọi loại tài nguyên để đáp ứng công cuộc hiện đại hóa lịch sử, cũng như duy trì vai trò trung tâm chế tạo của thế giới vẫn là động lực chính thúc đẩy giá hàng hóa tăng cao. Mặc dù vậy, giá hàng hóa đã dịu lại trong 6 tháng cuối năm 2011 trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu, các công ty khai mỏ đã xúc tiến các kế hoạch mở rộng với niềm tin rằng sự phát triển bùng nổ của thị trường hàng hóa sẽ lấn át các cuộc khủng hoảng trước mắt.
Giám đốc điều hành tập đoàn khai mỏ Rio Tinto, Tom Albanese, hồi tháng trước nói rằng bức tranh nhu cầu dài hạn vẫn tích cực. Riêng chi tiêu vốn của Rio Tinto trong năm nay dự báo vào khoảng 12 tỷ USD, trong khi tập đoàn Vale của Brazil cho hay ngân sách đầu tư năm 2011 của hãng là 19 tỷ USD.
Trong bối cảnh những mối quan ngại về khủng hoảng tài chính toàn cầu leo thang, những khoản đầu tư này cho thấy vai trò của chi tiêu vốn đối với các nền kinh tế quốc gia và trong nước khi mang lại hàng nghìn việc làm ở các cộng đồng xa xôi trên thế giới.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của các công ty khai mỏ ngày một nhanh cũng tạo ra những căng thẳng xã hội và làm dấy lên những quan ngại về cái giá phải trả đối với môi trường. Peru trong tháng này đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi nổ ra các cuộc biểu tình phản đối kế hoạch xây dựng mỏ vàng và đồng (dự kiến đi vào hoạt động năm 2017) của công ty Newmont (Mỹ) ở nước này.
Dự án khai thác đất hiếm của công ty Lynas (Australia) ở Malaysia - hứa hẹn mang lại nguồn cung đất hiếm đầu tiên ở ngoài Trung Quốc - đã vấp phải sự phản đối của hàng nghìn người. Ngoài ra, nhiều dự án khai mỏ ở các nước khác, như Ấn Độ và Mông Cổ cũng vấp phải những rắc rối tương tự./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)