"Căng thẳng trên biển tái diễn giữa Trung Quốc và Việt Nam"

Theo tác giả Roberto Tofani, Cuộc chiến liên quan tranh chấp biển đảo tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đang dần hình thành và chưa bao giờ im ắng.
"Căng thẳng trên biển tái diễn giữa Trung Quốc và Việt Nam" ảnh 1 Đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). (Ảnh: Nguyễn Thủy/TTXVN)

Tác giả Roberto Tofani có bài bình luận với tựa đề ''Căng thẳng tái diễn giữa Trung Quốc và Việt Nam'' trên trang sudestasiatico.com.

Vietnam+ xin đăng tải nội dung chính của bài viết (Quan điểm trong bài viết là của tác giả):

Cuộc chiến liên quan tranh chấp biển đảo tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đang dần hình thành. Trên thực tế, những vấn đề này chưa bao giờ im ắng nhưng thời điểm hiện tại, nó đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Ngày 2/5/2014, Tổng Công ty Dầu khí ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981 và đặt tại khu vực có 15 độ 29’ vĩ độ Bắc và 111 độ 12’ kinh độ Đông, các khoảng 130 dặm tính từ bờ biển Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa.

Cũng trong ngày này, theo Reuters “Cục Hải sự Trung Quốc (MSAC) ra tuyên bố trên trang mạng của mình cho biết sẽ ngăn cản tất cả các tàu hải quân nào xâm phạm trong bán kính 01 dặm tính từ địa điểm đặt giàn khoan Hải Dương 981.”

Giàn khoan dầu nước sâu trị giá 1 tỷ đôla Mỹ, thuộc sở hữu của CNOOC đã từng được sử dụng để khoan dầu tại khu vực Nam Hong Kong.

Vào Chủ Nhật vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành động đưa giàn khoan nước sâu của Trung Quốc vào vùng nước nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa của Việt Nam là bất hợp pháp.

Ngày 4/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố: “Vị trí đặt giàn khoan Hải Dương 981 nêu trong thông báo Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, các bờ biển Việt Nam 120 hải lý.

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động của nước ngoài trên các vùng biển của việt Nam khi chưa được phép đều là bất hợp pháp và vô giá trị.”

"Căng thẳng trên biển tái diễn giữa Trung Quốc và Việt Nam" ảnh 2Bản đồ xác định vị trí giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc nằm bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. (Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cung cấp)

Trong một thông cáo báo chí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) nhấn mạnh “Hành động của Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã gọi điện cho Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì để trao đổi về việc giàn khoan nước sâu của Trung Quốc được sự hộ tống của các tàu quân sự là bất hợp pháp và xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đã trích dẫn lời điện đàm của ông Minh: “Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối hành động của Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu bảo vệ ra khỏi khu vực.” Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn kiên quyết duy trì giàn khoan và cho rằng vị trí đặt giàn khoan nằm trong vùng nước thuộc lãnh thổ nước này.

Trong phỏng vấn của báo Thanh niên với giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales (Australia), có cho biết “các hoạt động kinh tế thường được Trung Quốc sử dụng như là một lực lượng bất hợp pháp để mở rộng tuyên bố chủ quyền.”

Hành động của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng, nhất là sau những tuyên bố của Việt Nam, tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của Trung Quốc đã có đoạn viết đe dọa sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học thích đáng.”

Hai năm trước đây, vào cuối tháng 5/2012, một tàu hải giám của Trung Quốc đã cố tình cắt cáp tàu thăm do của Việt Nam đang hoạt động trong khu vực thuộc 120 hải lý của Việt Nam và nằm xa hàng trăm hải lý so với phía Nam đảo Hải Nam Trung Quốc.

Sự việc này xảy ra nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Luật Biển mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã tham gia ký kết.

Đối với sự việc năm đó, hàng trăm người Việt Nam đã biểu tình phản đối tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh, tạo ra một cuộc biểu tình quy mô lớn hiếm thấy để phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc.

Sự việc tương tự cũng xảy ra trước đó vào tháng 12/2007 khi mà Trung Quốc tăng cường thực hiện các hành động khiêu khích để thể hiện tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dẫn tới việc hàng trăm người biểu tình tại Hà Nội.

Một sinh viên đại học, đang mong muốn có thể tham gia biểu tình cho biết “chúng tôi đã quá ngán ngẩm và mệt mỏi trước toàn bộ tình hình hiện tại và chúng tôi sẵn sàng biểu tình như những gì chúng tôi đã làm trước đây”./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục