Hàn Quốc không cần Mỹ chấp thuận để dỡ bỏ lệnh trừng phạt Triều Tiên

Một cố vấn an ninh cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết Hàn Quốc không cần sự chấp thuận của Mỹ trước khi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của nước này áp đặt với Triều Tiên.
Hàn Quốc không cần Mỹ chấp thuận để dỡ bỏ lệnh trừng phạt Triều Tiên ảnh 1Ông Moon Chung-in, cố vấn đặc biệt về an ninh quốc gia của Tổng thống Moon Jae-in. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)

Theo hãng Yonhap, một cố vấn an ninh cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết Hàn Quốc - một quốc gia có chủ quyền độc lập - không cần sự chấp thuận của Mỹ trước khi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của nước này áp đặt với Triều Tiên.

Trong khi trả lời phỏng vấn Tạp chí JoongAng, ông Moon Chung-in, cố vấn đặc biệt của Tổng thống vấn về các công việc thống nhất, ngoại giao và an ninh quốc gia, nói rằng quan hệ Mỹ-Hàn nên được xem xét lại từ khía cạnh của một nhà nước có chủ quyền có sự tương tác với nhà nước có chủ quyền khác.

Nhận định của ông Moon Chung-in được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tuần trước nói rằng Seoul sẽ không được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng mà không có sự chấp thuận của Washington sau khi Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha trước đó thông báo chính phủ của bà đang xem xét về Những biện pháp 24/5 áp đặt vào năm 2010, đáp trả vụ Triều Tiên đánh chìm một tàu chiến của Hàn Quốc.

[Hàn Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các lệnh trừng phạt Triều Tiên]

Đề cập tới tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng, cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc cho rằng: "Từ 'chấp thuận' là sai. Thay vào đó 'tham vấn và nhất trí' mới thích hợp.

Ông ấy nên nói Hàn Quốc sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà không có sự tham vấn và nhất trí của Mỹ. Hàn Quốc là một nhà nước có chủ quyền, độc lập. Làm sao Tổng thống Mỹ có thể nói như vậy? Tại sao chúng tôi phải nghe lời Mỹ? Nếu vậy, liệu chúng tôi còn là một nhà nước có chủ quyền."

Tuy nhiên sau đó, ông Moon Chung-in lại cho rằng ông Trump có thể sử dụng cụm từ trên trong khi đang cố nhấn mạnh từ "tham vấn" cũng như Bình Nhưỡng và Washington nên có cùng có những nỗ lực để tạo dựng sự tin tưởng lẫn nhau vì hai bên dường như có những quan điểm khác biệt về tuyên bố chương trình hạt nhân Triều Tiên./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục