Ngày 28/8, Hội nghị Ngoại trưởng các nước thành viên Phong trào Không liên kết (NAM) đã chính thức khai mạc tại thủ đô Tehran của Iran.
Trong hai ngày, hơn 50 ngoại trưởng dự hội nghị sẽ tập trung thảo luận dự thảo văn kiện được đưa ra tại Hội nghị cấp chuyên viên NAM diễn ra hai ngày trước đó tại Tehran.
[NAM công bố dự thảo cho Hội nghị Thượng đỉnh 16]
Dự thảo văn kiện này sẽ được xem xét lần cuối cùng tại Hội nghị thượng đỉnh của phong trào này, dự kiến vào ngày 30-31/8 tới.
Ngoài ra, các ngoại trưởng còn thảo luận các đề xuất lên án các lệnh trừng phạt đơn phương mà phương Tây áp đặt đối với Iran và một số quốc gia khác, đồng thời yêu cầu có tiếng nói lớn hơn tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, kêu gọi thành lập nhà nước Palestine dựa trên đường biên giới năm 1967, chống khủng bố, giải giáp hạt nhân....
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Ai Cập Ramzy Ezz El Din cho rằng hội nghị được tổ chức trong bối cảnh toàn cầu rất "nhạy cảm," đồng thời bày tỏ hy vọng NAM có thể đóng vai trò tích cực trong việc đối phó với những thách thức toàn cầu hiện nay.
Ông Ramzy Ezz El Din cũng tin tưởng rằng Iran trên cương vị chủ tịch phong trào này trong 3 năm tới sẽ thực hiện thành công những mục tiêu chính mà NAM đã đề ra, trong đó ưu tiên cải cách cơ cấu các thể chế toàn cầu để đáp ứng lợi ích của tất cả các nước thành viên.
Tại hội nghị này, Ai Cập sẽ đưa ra bản phác thảo đặc biệt, trong đó chú trọng vào cải cách cơ cấu Liên hợp quốc, giải giáp vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, hiện thực hóa vấn đề dân chủ và nhân quyền, đối phó với khủng bố quốc tế và giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong đó vấn đề Palestine là trọng tâm.
Được thành lập ở Belgrade năm 1961, NAM hiện có 120 nước, chiếm 2/3 số thành viên Liên hợp quốc và khoảng 55% dân số thế giới. Tại hội nghị thượng đỉnh ngày 30-31/8, Iran sẽ chính thức tiếp nhận cương vị Chủ tịch NAM từ Ai Cập và đảm nhận cương vị này trong 3 năm tới./.
Trong hai ngày, hơn 50 ngoại trưởng dự hội nghị sẽ tập trung thảo luận dự thảo văn kiện được đưa ra tại Hội nghị cấp chuyên viên NAM diễn ra hai ngày trước đó tại Tehran.
[NAM công bố dự thảo cho Hội nghị Thượng đỉnh 16]
Dự thảo văn kiện này sẽ được xem xét lần cuối cùng tại Hội nghị thượng đỉnh của phong trào này, dự kiến vào ngày 30-31/8 tới.
Ngoài ra, các ngoại trưởng còn thảo luận các đề xuất lên án các lệnh trừng phạt đơn phương mà phương Tây áp đặt đối với Iran và một số quốc gia khác, đồng thời yêu cầu có tiếng nói lớn hơn tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, kêu gọi thành lập nhà nước Palestine dựa trên đường biên giới năm 1967, chống khủng bố, giải giáp hạt nhân....
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Ai Cập Ramzy Ezz El Din cho rằng hội nghị được tổ chức trong bối cảnh toàn cầu rất "nhạy cảm," đồng thời bày tỏ hy vọng NAM có thể đóng vai trò tích cực trong việc đối phó với những thách thức toàn cầu hiện nay.
Ông Ramzy Ezz El Din cũng tin tưởng rằng Iran trên cương vị chủ tịch phong trào này trong 3 năm tới sẽ thực hiện thành công những mục tiêu chính mà NAM đã đề ra, trong đó ưu tiên cải cách cơ cấu các thể chế toàn cầu để đáp ứng lợi ích của tất cả các nước thành viên.
Tại hội nghị này, Ai Cập sẽ đưa ra bản phác thảo đặc biệt, trong đó chú trọng vào cải cách cơ cấu Liên hợp quốc, giải giáp vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, hiện thực hóa vấn đề dân chủ và nhân quyền, đối phó với khủng bố quốc tế và giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong đó vấn đề Palestine là trọng tâm.
Được thành lập ở Belgrade năm 1961, NAM hiện có 120 nước, chiếm 2/3 số thành viên Liên hợp quốc và khoảng 55% dân số thế giới. Tại hội nghị thượng đỉnh ngày 30-31/8, Iran sẽ chính thức tiếp nhận cương vị Chủ tịch NAM từ Ai Cập và đảm nhận cương vị này trong 3 năm tới./.
(TTXVN)