Ủy ban Điều tra quốc tế độc lập (CoI) về Syria của Liên hợp quốc ngày 17/9 đã xác nhận tình trạng "gia tăng sự hiện diện của các phần tử nước ngoài, trong đó có các tay súng Hồi giáo cực đoan" tại Syria.
Phát biểu tại phiên họp thứ 21 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Chủ tịch CoI, ông Paulo Pinheiro cho biết ngày càng nhiều tay súng Hồi giáo gia nhập lực lượng chống Chính phủ Syria trong khi một số khác thành lập các nhóm nhỏ và hoạt động độc lập.
Theo ông Pinheiro, những phần tử nước ngoài này đang đẩy các lực lượng chống chính phủ đến quan điểm cực đoan hơn.
Trả lời phỏng vấn báo chí sau phiên họp, ông Pinheiro cho biết các điều tra viên có thêm nhiều bằng chứng về hoạt động của các nhóm cực đoan tại Syria, mà dấu hiệu dễ nhận biết là các vụ tấn công và đánh bom.
Theo ông, sự hiện diện của các tay súng cực đoan này là hồi chuông báo động và CoI đã kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc lưu tâm tới tính nguy hiểm của tình trạng này.
Cùng ngày, tại thủ đô Cairo của Ai Cập, Nhóm Tiếp xúc về Syria (bao gồm Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Arập Xêút) đã tổ chức hội nghị cấp ngoại trưởng đầu tiên, nhưng đại diện Arập Xêút vắng mặt.
Đặc phái viên chung về Syria của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL), ông Lakhdar Brahimi và Tổng Thư ký AL Nabil Al-Arabi tham dự hội nghị.
Theo Ngoại trưởng nước chủ nhà Ai Cập Mohame Kamel Arm, các ngoại trưởng đã thảo luận về các nguyên tắc chung, tìm kiếm giải pháp cho tình hình Syria hiện nay và chấm dứt đổ máu.
Ngoại trưởng Ai Cập cho rằng hiện còn quá sớm để có được một kế hoạch đặc biệt cho Syria, nhưng Nhóm Tiếp xúc sẽ nhóm họp lần thứ hai vào ngày 25/9 tại New York, bên lề phiên họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho biết hội nghị đã tìm kiếm một sáng kiến ngoại giao khu vực, chia sẻ cái nhìn toàn cảnh đối với tương lai của Syria.
Trước đó, Ngoại trưởng Davutoglu cũng bày tỏ lạc quan khi Nhóm tiếp xúc về Syria bắt đầu hoạt động, đồng thời kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Phát biểu sau hội nghị, Ngoại trưởng Iran Ali-Akbar Salehi tuyên bố Tehran ủng hộ một giải pháp nội bộ cho Syria và phản đối bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Ngoại trưởng Salehi còn nhấn mạnh không thể tìm kiếm một giải pháp mang tính áp đặt cho Syria.
Trong một diễn biến khác, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov ngày 17/9 tuyên bố Mátxcơva sẽ ngăn cản bất kỳ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Syria nếu nghị quyết viện dẫn Chương 7 của Hiến chương Liên hợp quốc, theo đó cho phép Hội đồng Bảo an sử dụng vũ lực để ngăn chặn các mối đe dọa hòa bình và gây hấn.
Theo Thứ trưởng Gatilov, Hội đồng Bảo an cần chấp thuận giải pháp được Hội nghị quốc tế về Syria - diễn ra ngày 30/6 tại Geneva, Thụy Sĩ, làm giải pháp cho Syria hiện nay.
Ông Gatilov cũng phê phán các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Syria, coi đó là cách tiếp cận đơn phương và không thể chấp nhận được.
Quan chức ngoại giao Nga cũng cho biết Nga sẵn sàng hợp tác với Đặc phái viên chung Brahimi.
Chiều 17/9 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tiếp phái đoàn của "Cơ quan điều phối toàn quốc vì sự thay đổi dân chủ ở Syria" - một tổ chức đối lập tại Syria - đang ở thăm nước này.
Tại cuộc gặp, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần kiên trì tìm kiếm một giải pháp chính trị vì việc sử dụng vũ lực sẽ không giải quyết được vấn đề. Tất cả các bên hữu quan ở Syria cần hợp tác với Đặc phái viên chung Brahimi, chấm dứt hoàn toàn bạo lực và khởi động tiến trình đối thoại chính trị càng sớm càng tốt.
Trung Quốc sẽ tôn trọng và ủng hộ bất cứ giải pháp chính trị nào miễn là nó được tất cả các bên liên quan ở Syria chấp nhận.
Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết để thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề Syria, Trung Quốc luôn phối hợp với các bên Syria một cách tích cực và cân bằng, việc tiếp đón phái đoàn phe đối lập Syria là một phần trong nỗ lực hòa giải và thúc đẩy đàm phán của Trung Quốc./.
Phát biểu tại phiên họp thứ 21 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Chủ tịch CoI, ông Paulo Pinheiro cho biết ngày càng nhiều tay súng Hồi giáo gia nhập lực lượng chống Chính phủ Syria trong khi một số khác thành lập các nhóm nhỏ và hoạt động độc lập.
Theo ông Pinheiro, những phần tử nước ngoài này đang đẩy các lực lượng chống chính phủ đến quan điểm cực đoan hơn.
Trả lời phỏng vấn báo chí sau phiên họp, ông Pinheiro cho biết các điều tra viên có thêm nhiều bằng chứng về hoạt động của các nhóm cực đoan tại Syria, mà dấu hiệu dễ nhận biết là các vụ tấn công và đánh bom.
Theo ông, sự hiện diện của các tay súng cực đoan này là hồi chuông báo động và CoI đã kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc lưu tâm tới tính nguy hiểm của tình trạng này.
Cùng ngày, tại thủ đô Cairo của Ai Cập, Nhóm Tiếp xúc về Syria (bao gồm Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Arập Xêút) đã tổ chức hội nghị cấp ngoại trưởng đầu tiên, nhưng đại diện Arập Xêút vắng mặt.
Đặc phái viên chung về Syria của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL), ông Lakhdar Brahimi và Tổng Thư ký AL Nabil Al-Arabi tham dự hội nghị.
Theo Ngoại trưởng nước chủ nhà Ai Cập Mohame Kamel Arm, các ngoại trưởng đã thảo luận về các nguyên tắc chung, tìm kiếm giải pháp cho tình hình Syria hiện nay và chấm dứt đổ máu.
Ngoại trưởng Ai Cập cho rằng hiện còn quá sớm để có được một kế hoạch đặc biệt cho Syria, nhưng Nhóm Tiếp xúc sẽ nhóm họp lần thứ hai vào ngày 25/9 tại New York, bên lề phiên họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho biết hội nghị đã tìm kiếm một sáng kiến ngoại giao khu vực, chia sẻ cái nhìn toàn cảnh đối với tương lai của Syria.
Trước đó, Ngoại trưởng Davutoglu cũng bày tỏ lạc quan khi Nhóm tiếp xúc về Syria bắt đầu hoạt động, đồng thời kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Phát biểu sau hội nghị, Ngoại trưởng Iran Ali-Akbar Salehi tuyên bố Tehran ủng hộ một giải pháp nội bộ cho Syria và phản đối bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Ngoại trưởng Salehi còn nhấn mạnh không thể tìm kiếm một giải pháp mang tính áp đặt cho Syria.
Trong một diễn biến khác, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov ngày 17/9 tuyên bố Mátxcơva sẽ ngăn cản bất kỳ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Syria nếu nghị quyết viện dẫn Chương 7 của Hiến chương Liên hợp quốc, theo đó cho phép Hội đồng Bảo an sử dụng vũ lực để ngăn chặn các mối đe dọa hòa bình và gây hấn.
Theo Thứ trưởng Gatilov, Hội đồng Bảo an cần chấp thuận giải pháp được Hội nghị quốc tế về Syria - diễn ra ngày 30/6 tại Geneva, Thụy Sĩ, làm giải pháp cho Syria hiện nay.
Ông Gatilov cũng phê phán các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Syria, coi đó là cách tiếp cận đơn phương và không thể chấp nhận được.
Quan chức ngoại giao Nga cũng cho biết Nga sẵn sàng hợp tác với Đặc phái viên chung Brahimi.
Chiều 17/9 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tiếp phái đoàn của "Cơ quan điều phối toàn quốc vì sự thay đổi dân chủ ở Syria" - một tổ chức đối lập tại Syria - đang ở thăm nước này.
Tại cuộc gặp, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần kiên trì tìm kiếm một giải pháp chính trị vì việc sử dụng vũ lực sẽ không giải quyết được vấn đề. Tất cả các bên hữu quan ở Syria cần hợp tác với Đặc phái viên chung Brahimi, chấm dứt hoàn toàn bạo lực và khởi động tiến trình đối thoại chính trị càng sớm càng tốt.
Trung Quốc sẽ tôn trọng và ủng hộ bất cứ giải pháp chính trị nào miễn là nó được tất cả các bên liên quan ở Syria chấp nhận.
Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết để thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề Syria, Trung Quốc luôn phối hợp với các bên Syria một cách tích cực và cân bằng, việc tiếp đón phái đoàn phe đối lập Syria là một phần trong nỗ lực hòa giải và thúc đẩy đàm phán của Trung Quốc./.
(TTXVN)