Ngày 26/6, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhóm họp khẩn cấp tại Brussels (Bỉ) dưới sự chủ trì của Tổng Thư ký Anders Fogh Rasmussen để tham vấn theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Syria bắn rơi một máy bay chiến đấu của nước này hôm 22/6.
Phát biểu sau cuộc họp, ông Rasmussen cho biết tất cả các nước đồng minh đã thông qua một tuyên bố về quan điểm chung của NATO lên án việc Syria bắn rơi máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ, cho đây là hành động "không thể chấp nhận được," đồng thời bày tỏ "ủng hộ mạnh mẽ và đoàn kết" với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thư ký NATO nhấn mạnh: "An ninh của liên minh là không thể chia cắt. Chúng tôi sát cánh bên Thổ Nhĩ Kỳ trên tinh thần đoàn kết mạnh mẽ."
Tuy nhiên, ông Rasmussen nhận định rằng tình hình sẽ không tiếp tục leo thang, và cho biết trong cuộc họp nói trên NATO đã không thảo luận về Điều 5 trong hiệp ước của liên minh, theo đó cho phép liên minh ra tay cứu giúp một trong các thành viên của mình.
[Syria bắn hạ chiếc máy bay thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ]
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu NATO xem xét vụ việc này chiểu theo Điều 4 trong hiệp ước của liên minh này, cho phép một nước thành viên triệu tập họp khẩn cấp nếu thấy chủ quyền lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh của mình bị đe dọa. Việc nước này không kêu gọi trợ giúp bằng quân sự theo Điều 5 trong hiệp ước của NATO cho thấy Ancara cũng hy vọng tránh bùng phát xung đột với Syria.
Đây là lần thứ hai kể từ khi thành lập năm 1949, NATO triệu tập cuộc tham vấn theo Điều 4 trong hiệp ước của liên minh. Cuộc họp lần trước diễn ra năm 2003, cũng theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến tranh Iraq.
Trong khi đó, tại Ankara, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố sẽ đáp trả mọi vi phạm tại khu vực biên giới với Syria. Phát biểu tại một cuộc họp nhóm gồm các nghị sĩ Đảng Công lý và Phát triển (AK) tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ coi mọi sự tiếp cận quân sự tại biên giới là một nguy cơ và đe dọa an ninh, vì vậy sẽ "không bao giờ tha thứ cho bất kỳ nguy cơ an ninh nào do chính quyền Syria gây ra tại khu vực biên giới, và sẽ đáp trả".
Thổ Nhĩ Kỳ là nước có lực lượng vũ trang mạnh thứ hai trong NATO, và hiện là một trong những nước chỉ trích mạnh mẽ nhất chính quyền Syria của Tổng thống Bashar al-Assad về tình trạng bạo lực nhằm vào người biểu tình ở nước này. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nước cung cấp nơi trú ngụ cho các lực lượng của phe đối lập ở Syria là Quân đội Tự do Syria (FSA) và Hội đồng Dân tộc Syria (SNC).
Ngay trước thềm cuộc họp của NATO, Iran đã đề xuất dùng các mối quan hệ tốt đẹp của Tehran với cả Damascus và Ancara để giúp giải quyết căng thẳng giữa hai nước liên quan tới vụ việc nói trên.
Trong một buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast nói rằng Tehran lo ngại về vụ Syria bắn rơi máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 22/6, đồng thời bày tỏ hy vọng "các thành viên chủ chốt trong khu vực" có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề và không để các nước khác can dự vào.
Ông nhấn mạnh: "Vụ việc cần được giải quyết thông qua đối thoại và kiềm chế, hai bên cần tránh các biện pháp làm xáo trộn an ninh khu vực"./.
Phát biểu sau cuộc họp, ông Rasmussen cho biết tất cả các nước đồng minh đã thông qua một tuyên bố về quan điểm chung của NATO lên án việc Syria bắn rơi máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ, cho đây là hành động "không thể chấp nhận được," đồng thời bày tỏ "ủng hộ mạnh mẽ và đoàn kết" với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thư ký NATO nhấn mạnh: "An ninh của liên minh là không thể chia cắt. Chúng tôi sát cánh bên Thổ Nhĩ Kỳ trên tinh thần đoàn kết mạnh mẽ."
Tuy nhiên, ông Rasmussen nhận định rằng tình hình sẽ không tiếp tục leo thang, và cho biết trong cuộc họp nói trên NATO đã không thảo luận về Điều 5 trong hiệp ước của liên minh, theo đó cho phép liên minh ra tay cứu giúp một trong các thành viên của mình.
[Syria bắn hạ chiếc máy bay thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ]
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu NATO xem xét vụ việc này chiểu theo Điều 4 trong hiệp ước của liên minh này, cho phép một nước thành viên triệu tập họp khẩn cấp nếu thấy chủ quyền lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh của mình bị đe dọa. Việc nước này không kêu gọi trợ giúp bằng quân sự theo Điều 5 trong hiệp ước của NATO cho thấy Ancara cũng hy vọng tránh bùng phát xung đột với Syria.
Đây là lần thứ hai kể từ khi thành lập năm 1949, NATO triệu tập cuộc tham vấn theo Điều 4 trong hiệp ước của liên minh. Cuộc họp lần trước diễn ra năm 2003, cũng theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến tranh Iraq.
Trong khi đó, tại Ankara, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố sẽ đáp trả mọi vi phạm tại khu vực biên giới với Syria. Phát biểu tại một cuộc họp nhóm gồm các nghị sĩ Đảng Công lý và Phát triển (AK) tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ coi mọi sự tiếp cận quân sự tại biên giới là một nguy cơ và đe dọa an ninh, vì vậy sẽ "không bao giờ tha thứ cho bất kỳ nguy cơ an ninh nào do chính quyền Syria gây ra tại khu vực biên giới, và sẽ đáp trả".
Thổ Nhĩ Kỳ là nước có lực lượng vũ trang mạnh thứ hai trong NATO, và hiện là một trong những nước chỉ trích mạnh mẽ nhất chính quyền Syria của Tổng thống Bashar al-Assad về tình trạng bạo lực nhằm vào người biểu tình ở nước này. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nước cung cấp nơi trú ngụ cho các lực lượng của phe đối lập ở Syria là Quân đội Tự do Syria (FSA) và Hội đồng Dân tộc Syria (SNC).
Ngay trước thềm cuộc họp của NATO, Iran đã đề xuất dùng các mối quan hệ tốt đẹp của Tehran với cả Damascus và Ancara để giúp giải quyết căng thẳng giữa hai nước liên quan tới vụ việc nói trên.
Trong một buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast nói rằng Tehran lo ngại về vụ Syria bắn rơi máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 22/6, đồng thời bày tỏ hy vọng "các thành viên chủ chốt trong khu vực" có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề và không để các nước khác can dự vào.
Ông nhấn mạnh: "Vụ việc cần được giải quyết thông qua đối thoại và kiềm chế, hai bên cần tránh các biện pháp làm xáo trộn an ninh khu vực"./.
(TTXVN)