Chiến dịch vận động tranh chức Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhiệm kỳ hai của ông Ban Ki-moon đã được khởi động với việc ông chính thức ngỏ ý muốn tiếp tục giữ chức vụ này trong một cuộc họp báo cuối tuần qua ở trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Mỹ.
Dự kiến ngày 6/6, ông Ban Ki-moon sẽ gặp Nhóm các nước châu Á gồm các nước châu Á và Trung Đông để thảo luận công việc tái tranh cử và sau đó sẽ chính thức thông báo việc ra tranh cử Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhiệm kỳ thứ 2 sau khi nhiệm kỳ đầu tiên kết thúc vào cuối năm nay.
Giới ngoại giao cho rằng, do chưa có nhân vật nào tuyên bố ra tranh chức vụ trên với ông Ban Ki-moon và không có thành viên thường trực nào của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phản đối việc tái ứng cử nhiệm kỳ hai của ông nên cơ hội để cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc tiếp tục cương vị là khá chắc chắn.
Các nhà ngoại giao Liên hợp quốc cũng ca ngợi ông Ban Ki-moon là người ủng hộ nhiệt thành cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Đại hội đồng Liên hợp quốc 192 thành viên sẽ chính thức bầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc theo đề cử của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào cuối tháng Sáu tới, tuy nhiên, trên thực tế, năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ quyết định người được bầu vào chức vụ cao nhất này.
Để được đưa ra bầu ở Đại hội đồng Liên hợp quốc, ứng cử viên Tổng Thư ký phải nhận được sự ủng hộ của tất cả năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc./.
Dự kiến ngày 6/6, ông Ban Ki-moon sẽ gặp Nhóm các nước châu Á gồm các nước châu Á và Trung Đông để thảo luận công việc tái tranh cử và sau đó sẽ chính thức thông báo việc ra tranh cử Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhiệm kỳ thứ 2 sau khi nhiệm kỳ đầu tiên kết thúc vào cuối năm nay.
Giới ngoại giao cho rằng, do chưa có nhân vật nào tuyên bố ra tranh chức vụ trên với ông Ban Ki-moon và không có thành viên thường trực nào của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phản đối việc tái ứng cử nhiệm kỳ hai của ông nên cơ hội để cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc tiếp tục cương vị là khá chắc chắn.
Các nhà ngoại giao Liên hợp quốc cũng ca ngợi ông Ban Ki-moon là người ủng hộ nhiệt thành cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Đại hội đồng Liên hợp quốc 192 thành viên sẽ chính thức bầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc theo đề cử của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào cuối tháng Sáu tới, tuy nhiên, trên thực tế, năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ quyết định người được bầu vào chức vụ cao nhất này.
Để được đưa ra bầu ở Đại hội đồng Liên hợp quốc, ứng cử viên Tổng Thư ký phải nhận được sự ủng hộ của tất cả năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc./.
(TTXVN/Vietnam+)