Với 236 phiếu chống, 41 phiếu trắng và 137 phiếu thuận, Chính phủ của Thủ tướng Donald Tusk đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngày 8/3 tại Quốc hội Ba Lan.
Yêu sách đòi Quốc hội Ba Lan bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ của Thủ tướng Tusk do đảng đối lập "Pháp luật và Công lý" của cựu Thủ tướng Jaroslaw Kazcinsky nêu ra ngày 7/3 trong khuôn khổ cuộc tranh luận về hoạt động của cơ quan hành pháp hiện nay.
Ông Kazcinsky đã cáo buộc Chính phủ của Thủ tướng Tusk bất lực trước tình trạng thất nghiệp gia tăng và không có khả năng giải quyết những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực y tế, đồng thời thi hành một chính sách đối ngoại sai lầm khi vì mục đích liên kết về chính trị và kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) mà hạn chế chủ quyền quốc gia.
Ông Kazcinsky tuyên bố Ba Lan đang mất đi quyền quyết định và tác động đến chính sách kinh tế đối nội, đồng thời Quốc hội bị biến thành một cơ cấu mà không ai cần đến. Với việc đưa yêu sách đòi bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ của Thủ tướng Tusk, Đảng "Pháp luật và Công lý" đã đề nghị Quốc hội Ba Lan phê chuẩn việc thành lập Chính phủ kỹ trị do Giáo sư xã hội học Petr Glinsky, 58 tuổi, đứng đầu, với thành phần là các chuyên gia hàng đầu trong nước.
Quốc hội Ba Lan được bầu năm 2011 gồm 459 ghế, trong đó Đảng "Cải cách Công dân" của Thủ tướng Tusk chiếm 207 ghế, Đảng "Pháp luật và Công lý" giữ 157 ghế, Phong trào Palikot có 40 ghế, Đảng "Nông dân" với 28 ghế tham gia liên minh cầm quyền và 27 ghế còn lại thuộc về Đảng "Liên minh các lực lượng dân chủ cánh tả."
Cuộc bầu cử cơ quan lập pháp mới của Ba Lan dự định được tiến hành vào năm 2015 tới./.
Yêu sách đòi Quốc hội Ba Lan bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ của Thủ tướng Tusk do đảng đối lập "Pháp luật và Công lý" của cựu Thủ tướng Jaroslaw Kazcinsky nêu ra ngày 7/3 trong khuôn khổ cuộc tranh luận về hoạt động của cơ quan hành pháp hiện nay.
Ông Kazcinsky đã cáo buộc Chính phủ của Thủ tướng Tusk bất lực trước tình trạng thất nghiệp gia tăng và không có khả năng giải quyết những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực y tế, đồng thời thi hành một chính sách đối ngoại sai lầm khi vì mục đích liên kết về chính trị và kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) mà hạn chế chủ quyền quốc gia.
Ông Kazcinsky tuyên bố Ba Lan đang mất đi quyền quyết định và tác động đến chính sách kinh tế đối nội, đồng thời Quốc hội bị biến thành một cơ cấu mà không ai cần đến. Với việc đưa yêu sách đòi bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ của Thủ tướng Tusk, Đảng "Pháp luật và Công lý" đã đề nghị Quốc hội Ba Lan phê chuẩn việc thành lập Chính phủ kỹ trị do Giáo sư xã hội học Petr Glinsky, 58 tuổi, đứng đầu, với thành phần là các chuyên gia hàng đầu trong nước.
Quốc hội Ba Lan được bầu năm 2011 gồm 459 ghế, trong đó Đảng "Cải cách Công dân" của Thủ tướng Tusk chiếm 207 ghế, Đảng "Pháp luật và Công lý" giữ 157 ghế, Phong trào Palikot có 40 ghế, Đảng "Nông dân" với 28 ghế tham gia liên minh cầm quyền và 27 ghế còn lại thuộc về Đảng "Liên minh các lực lượng dân chủ cánh tả."
Cuộc bầu cử cơ quan lập pháp mới của Ba Lan dự định được tiến hành vào năm 2015 tới./.
(TTXVN)