Trong báo cáo thường niên đánh giá tình hình cải cách của các nước muốn gia nhập Liên minh châu Âu (EU), được thông qua ngày 16/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề nghị các quốc gia thành viên trao cho Albania quy chế ứng cử viên gia nhập EU vào năm 2014.
Kể từ khi nộp đơn xin gia nhập năm 2009, một năm qua, Albania được EC đánh giá có nhiều tiến bộ, cụ thể là đã tổ chức bầu cử lập pháp hồi tháng Sáu vừa qua một cách "trôi chảy và tuân thủ pháp luật" với chiến thắng của đảng Xã hội thân châu Âu, cũng như đấu tranh thành công với tội phạm và tham nhũng. Tuy nhiên, báo cáo cũng kêu gọi Tirana phải tiếp tục hành động hơn nữa trong cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức và tham nhũng, mong muốn nước này đạt thêm nhiều tiến bộ trong công cuộc cải cách luật pháp và bảo đảm các quyền cơ bản.
[EC muốn nối lại đàm phán về kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ]
Trong báo cáo, EC cũng đề nghị các nước thành viên mở lại đàm phán về việc kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ vào EU, cho dù những cuộc trấn áp biểu tình của Chính phủ nước này hồi tháng Sáu vẫn gây nhiều tranh cãi. Báo cáo ghi nhận các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong cải cách cơ bản, trong đó có cải cách tư pháp và khởi động tiến trình đàm phán nối lại hòa bình với cộng đồng người Kurd nhằm chấm dứt xung đột tại khu vực Đông Nam đất nước.
Quyết định chính thức về việc nối lại đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được thông qua tại hội nghị ngoại trưởng EU vào ngày 22/10 tới.
Đối với năm nước còn lại, gồm Serbia, Montenegro, Macedonia, Iceland và Bosnia-Herzégovina , trong đó bốn nước đầu đã được trao quy chế ứng cử viên gia nhập EU, EC vẫn chưa có ý kiến cụ thể trong báo cáo lần này. Macedonia còn đang sa lầy trong cuộc tranh cãi về tên nước với Hy Lạp, Iceland thì đã yêu cầu tạm ngừng đàm phán về việc gia nhập EU và dự kiến sẽ tổ chức trưng cầu ý dân về vấn đề này.
Đại diện cấp cao EC phụ trách chính sách mở rộng Stefan Füle cho biết "Chính sách mở rộng EU-2014" đưa ra đánh giá về bảy nước đã đệ đơn xin gia nhập gia nhập EU, bao gồm Albania, Bosnia-Herzégovina, Serbia, Montenegro, Macedonia, Thổ Nhĩ Kỳ, Iceland về các tiêu chí chính trị và kinh tế, cũng như mức độ đáp ứng pháp luật trong nước với luật pháp châu Âu.
Trong vòng 10 năm gần đây, chính sách mở rộng đã tăng số lượng thành viên EU từ 15 lên 28. Quốc gia gia nhập EU gần đây nhất hồi tháng Bảy vừa qua là Croatia./.
Kể từ khi nộp đơn xin gia nhập năm 2009, một năm qua, Albania được EC đánh giá có nhiều tiến bộ, cụ thể là đã tổ chức bầu cử lập pháp hồi tháng Sáu vừa qua một cách "trôi chảy và tuân thủ pháp luật" với chiến thắng của đảng Xã hội thân châu Âu, cũng như đấu tranh thành công với tội phạm và tham nhũng. Tuy nhiên, báo cáo cũng kêu gọi Tirana phải tiếp tục hành động hơn nữa trong cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức và tham nhũng, mong muốn nước này đạt thêm nhiều tiến bộ trong công cuộc cải cách luật pháp và bảo đảm các quyền cơ bản.
[EC muốn nối lại đàm phán về kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ]
Trong báo cáo, EC cũng đề nghị các nước thành viên mở lại đàm phán về việc kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ vào EU, cho dù những cuộc trấn áp biểu tình của Chính phủ nước này hồi tháng Sáu vẫn gây nhiều tranh cãi. Báo cáo ghi nhận các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong cải cách cơ bản, trong đó có cải cách tư pháp và khởi động tiến trình đàm phán nối lại hòa bình với cộng đồng người Kurd nhằm chấm dứt xung đột tại khu vực Đông Nam đất nước.
Quyết định chính thức về việc nối lại đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được thông qua tại hội nghị ngoại trưởng EU vào ngày 22/10 tới.
Đối với năm nước còn lại, gồm Serbia, Montenegro, Macedonia, Iceland và Bosnia-Herzégovina , trong đó bốn nước đầu đã được trao quy chế ứng cử viên gia nhập EU, EC vẫn chưa có ý kiến cụ thể trong báo cáo lần này. Macedonia còn đang sa lầy trong cuộc tranh cãi về tên nước với Hy Lạp, Iceland thì đã yêu cầu tạm ngừng đàm phán về việc gia nhập EU và dự kiến sẽ tổ chức trưng cầu ý dân về vấn đề này.
Đại diện cấp cao EC phụ trách chính sách mở rộng Stefan Füle cho biết "Chính sách mở rộng EU-2014" đưa ra đánh giá về bảy nước đã đệ đơn xin gia nhập gia nhập EU, bao gồm Albania, Bosnia-Herzégovina, Serbia, Montenegro, Macedonia, Thổ Nhĩ Kỳ, Iceland về các tiêu chí chính trị và kinh tế, cũng như mức độ đáp ứng pháp luật trong nước với luật pháp châu Âu.
Trong vòng 10 năm gần đây, chính sách mở rộng đã tăng số lượng thành viên EU từ 15 lên 28. Quốc gia gia nhập EU gần đây nhất hồi tháng Bảy vừa qua là Croatia./.
(TTXVN)