Trong cuộc xung đột năm 1998-1999, Nga đã ủng hộchính quyền của Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic, bất chấp việcchính quyền này bị cáo buộc tàn sát dân thường Kosovo.
Vì Nga nắm quyềnphủ quyết trong Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, nên HĐBA khi đó đã không thểthông qua nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực đối với Cộng hòa Nam Tư.
Tháng 3/1999, NATO tiến hành một loạt đợt không kích nhằm vào các lựclượng của Nam Tư với cái cớ rằng những hành động lạm dụng quyền lực củachính quyền Milosevic đã dẫn đến một tình trạng khẩn cấp về nhân đạo.Cuộc không kích kéo dài 78 ngày.
Quay lại với trường hợp Syria hiện nay, một năm sau khi đưa ra cảnh báo rằng sử dụng vũ khí hóahọc tại cuộc xung đột ở Syria sẽ vượt quá "ranh giới đỏ" do Mỹ đặt ra,chính quyền Tổng thống Barack Obama đang tìm cách "trừng trị" chế độ củaTổng thống Bashar al-Assad ngay khi có bằng chứng cho thấy Damascus đãsử dụng loại vũ khí giết người hàng loạt này.
Tương tự như hồi cuốinhững năm 1990, Nga cũng phản đối HĐBA ra nghị quyết cho phép sử dụng vũlực chống chính quyền Syria. Phát biểu với tờ "The Times", một quan chứccấp cao trong chính quyền Mỹ úp mở: "Còn quá sớm để nói rằng chúng tôichuẩn bị các lý lẽ pháp lý để bảo vệ cho hành động (sử dụng vũ lực) vìTổng thống vẫn chưa đưa ra quyết định. Tuy nhiên, Kosovo có thể là tiềnlệ cho một điều gì đó tương tự".
Quan chức trên cũng chobiết kịch bản không kích kiểu Kosovo chỉ là một trong số những lựa chọnđang được bàn bạc liên quan tới cuộc khủng hoảng Syria. Mức độ tác độngcủa một chiến dịch oanh tạc Syria đối với những nước như Lebanon, Jordan Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập cũng đang được giới chức Mỹ tính toán./.