Người trồng sắn ở Quảng Nam buộc phải thu hoạch sắn gấp để chạy lũ, tuy nhiên nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty cổ phần Fococev tại địa bàn chỉ thu mua cầm chừng cho dù nhà máy có công suất tiêu thụ 500 tấn sắn tươi và kho thành phẩm lên đến 3.000 tấn.
Trong vòng nửa tháng trở lại đây, người dân trồng sắn trên địa bàn Quảng Nam gặp nhiều khó khăn giá sắn củ thu hoạch tránh lũ bị rớt thê thảm.
Nhà máy tinh bột sắn chỉ nhập hàng với số lượng cầm chừng, người dân phải xếp hàng dài trước cổng nhà máy chờ đợi để bán sắn. Cảnh tượng này diễn ra hàng tuần, sắn nguyên liệu bị thối hàng loạt khiến người dân không khỏi lo lắng.
Chỉ trên đoạn đường dài khoảng 3km từ ngã ba Hương An đi Đông Phú (huyện Quế Sơn) đã có hàng trăm chiếc xe tải chở sắn củ nối đuôi nhau nằm chờ để bán cho nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty cổ phần Fococev.
Hiện tại, giá thu mua sắn củ loại hàm lượng cao tại nhà máy là khoảng 1.600 đồng/kg, còn đầu nậu thu mua tại ruộng là 1.100 đồng/kg. Tuy nhiên, khi các xe chở sắn liên tục chở về đậu kín bãi của nhà máy thì việc nhập được sắn không hề dễ dàng bởi nhà máy thu mua cầm chừng. Có những chủ xe phải chờ đến năm năm ngày mới nhập được hàng.
Anh Lê Văn Năm, trú tại xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam là người chở sắn đi nhập cho biết, do lượng xe đổ về đông nên nhà máy thu mua rất chậm, nếu với sắn trồng ở vùng rừng đồi thì còn thể “cầm cự” đựơc một tuần trong điều kiện thời tiết bình thường, còn sắn ở chân ruộng thấp thì để khoảng 3-4 ngày là thối.
Mặc dù giá thành thu mua năm nay thấp hơn năm ngoái rất nhiều (năm 2010 giá sắn củ thu mua tại nhà máy là 2.800 đồng đến 3.000 đồng/kg) nhưng người dân vẫn phải cắn răng bán để chạy lụt.
Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có diện tích canh tác sắn khoảng 15.000ha, tập trung chủ yếu ở một số huyện Quê Sơn, Tiên Phước, Đại Lộc…
Trong thời gian vừa qua, liên tục bị ảnh hưởng bởi những cơn bão, áp thấp nhiệt đới nên người trồng sắn phải tranh thủ thuê mướn nhân công thu hoạch sắn gấp. Vì vậy lượng sắn đổ về nhà máy bị dồn ứ cục bộ.
Một điều đáng nói là giá sắn nguyên liệu năm nay đã rất thấp và lại phải chờ hàng tuần lễ mới được nhập hàng nên khá nhiều sắn đã bị hư hỏng. Khi nhà máy trừ hao phần sắn hỏng thì các chủ đầu nậu lại trừ tiền thu mua đối với người dân. Phần lớn các chủ nậu đều mua nợ và chỉ trả tiền khi đã nhập hàng xong.
Trước tình hình giá sắn nguyên liệu rớt thê thảm, dư luận cũng đặt câu hỏi là liệu có hay không nhà máy chế biến tinh bột sắn lợi dụng việc thu hoạch ồ ạt của người dân để hạ giá hòng kiếm lãi nhiều?
Để thông tin được rõ ràng, đa chiều và mang tính khách quan, phóng viên đã liên hệ với ông Lương Văn Xuân, Giám đốc Công ty cổ phần Fococev, tuy nhiên vị giám đốc này thẳng thừng từ chối trả lời báo chí.
Thiết nghĩ, nếu như nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty cổ phần Fococev có trách nhiệm và đạo đức kinh doanh thì trước mỗi mùa vụ thu hoạch cần thông báo cho người dân kế hoạch thu mua nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân.
Bên cạnh đó, cần thực hiện việc thu mua nhanh chóng cho người dân khi mà công suất của nhà máy tiêu thụ đến 500 tấn sắn tươi và kho thành phẩm lên đến 3.000 tấn.
Nhà máy cũng cần phối hợp với các nhà máy chế biến khác trong khu vực để có thể điều phối hàng hóa trong các điều kiện trừa hay thiếu nguyên liệu. Chắc chắn khi đó, giá sắn nguyên liệu sẽ không bị rớt thê thảm như hiện nay, cuộc sống người nông dân cũng sẽ dần đựơc cải thiện còn nhà máy thì có nguồn nguyên liệu ổn định./.
Trong vòng nửa tháng trở lại đây, người dân trồng sắn trên địa bàn Quảng Nam gặp nhiều khó khăn giá sắn củ thu hoạch tránh lũ bị rớt thê thảm.
Nhà máy tinh bột sắn chỉ nhập hàng với số lượng cầm chừng, người dân phải xếp hàng dài trước cổng nhà máy chờ đợi để bán sắn. Cảnh tượng này diễn ra hàng tuần, sắn nguyên liệu bị thối hàng loạt khiến người dân không khỏi lo lắng.
Chỉ trên đoạn đường dài khoảng 3km từ ngã ba Hương An đi Đông Phú (huyện Quế Sơn) đã có hàng trăm chiếc xe tải chở sắn củ nối đuôi nhau nằm chờ để bán cho nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty cổ phần Fococev.
Hiện tại, giá thu mua sắn củ loại hàm lượng cao tại nhà máy là khoảng 1.600 đồng/kg, còn đầu nậu thu mua tại ruộng là 1.100 đồng/kg. Tuy nhiên, khi các xe chở sắn liên tục chở về đậu kín bãi của nhà máy thì việc nhập được sắn không hề dễ dàng bởi nhà máy thu mua cầm chừng. Có những chủ xe phải chờ đến năm năm ngày mới nhập được hàng.
Anh Lê Văn Năm, trú tại xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam là người chở sắn đi nhập cho biết, do lượng xe đổ về đông nên nhà máy thu mua rất chậm, nếu với sắn trồng ở vùng rừng đồi thì còn thể “cầm cự” đựơc một tuần trong điều kiện thời tiết bình thường, còn sắn ở chân ruộng thấp thì để khoảng 3-4 ngày là thối.
Mặc dù giá thành thu mua năm nay thấp hơn năm ngoái rất nhiều (năm 2010 giá sắn củ thu mua tại nhà máy là 2.800 đồng đến 3.000 đồng/kg) nhưng người dân vẫn phải cắn răng bán để chạy lụt.
Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có diện tích canh tác sắn khoảng 15.000ha, tập trung chủ yếu ở một số huyện Quê Sơn, Tiên Phước, Đại Lộc…
Trong thời gian vừa qua, liên tục bị ảnh hưởng bởi những cơn bão, áp thấp nhiệt đới nên người trồng sắn phải tranh thủ thuê mướn nhân công thu hoạch sắn gấp. Vì vậy lượng sắn đổ về nhà máy bị dồn ứ cục bộ.
Một điều đáng nói là giá sắn nguyên liệu năm nay đã rất thấp và lại phải chờ hàng tuần lễ mới được nhập hàng nên khá nhiều sắn đã bị hư hỏng. Khi nhà máy trừ hao phần sắn hỏng thì các chủ đầu nậu lại trừ tiền thu mua đối với người dân. Phần lớn các chủ nậu đều mua nợ và chỉ trả tiền khi đã nhập hàng xong.
Trước tình hình giá sắn nguyên liệu rớt thê thảm, dư luận cũng đặt câu hỏi là liệu có hay không nhà máy chế biến tinh bột sắn lợi dụng việc thu hoạch ồ ạt của người dân để hạ giá hòng kiếm lãi nhiều?
Để thông tin được rõ ràng, đa chiều và mang tính khách quan, phóng viên đã liên hệ với ông Lương Văn Xuân, Giám đốc Công ty cổ phần Fococev, tuy nhiên vị giám đốc này thẳng thừng từ chối trả lời báo chí.
Thiết nghĩ, nếu như nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty cổ phần Fococev có trách nhiệm và đạo đức kinh doanh thì trước mỗi mùa vụ thu hoạch cần thông báo cho người dân kế hoạch thu mua nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân.
Bên cạnh đó, cần thực hiện việc thu mua nhanh chóng cho người dân khi mà công suất của nhà máy tiêu thụ đến 500 tấn sắn tươi và kho thành phẩm lên đến 3.000 tấn.
Nhà máy cũng cần phối hợp với các nhà máy chế biến khác trong khu vực để có thể điều phối hàng hóa trong các điều kiện trừa hay thiếu nguyên liệu. Chắc chắn khi đó, giá sắn nguyên liệu sẽ không bị rớt thê thảm như hiện nay, cuộc sống người nông dân cũng sẽ dần đựơc cải thiện còn nhà máy thì có nguồn nguyên liệu ổn định./.
Nguyễn Sơn (Vietnam+)