Thủ lĩnh Linkin Park bất ngờ treo cổ tự tử tại nhà riêng
Ca sỹ hát chính Chester Bennington của nhóm Linkin Park đã bất ngờ treo cổ tự tử. Anh qua đời tại một căn hộ thuộc quận L.A, Mỹ vào ngày 20/7.
Thông tin về sự ra đi bất ngờ ở tuổi 41 của Chester nhanh chóng được xác nhận bởi các trang tin uy tín như BBC hay Reuters. Chester là thành viên nổi bật nhất của nhóm nhạc Linkin Park và từng cùng nhóm nhạc này ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ với các ca khúc như "In the End," "Somewhere I Belong" hay "Numb."
Vào năm 2000, album đầu tay "Hybrid Theory" của Linkin Park được ra mắt và nhanh chóng làm mưa làm gió các bảng xếp hạng. "Hybrid Theory" đã được tiêu thụ 11 triệu bản và là album ra mắt thành công nhất đầu thế kỷ 21.
Xem thêm tại đây: [MegaStory] Chester Bennington và thứ âm nhạc có tên rock
Thông tin về sự ra đi bất ngờ ở tuổi 41 của Chester nhanh chóng được xác nhận bởi các trang tin uy tín như BBC hay Reuters. Chester là thành viên nổi bật nhất của nhóm nhạc Linkin Park và từng cùng nhóm nhạc này ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ với các ca khúc như "In the End," "Somewhere I Belong" hay "Numb."
Vào năm 2000, album đầu tay "Hybrid Theory" của Linkin Park được ra mắt và nhanh chóng làm mưa làm gió các bảng xếp hạng. "Hybrid Theory" đã được tiêu thụ 11 triệu bản và là album ra mắt thành công nhất đầu thế kỷ 21.
Xem thêm tại đây: [MegaStory] Chester Bennington và thứ âm nhạc có tên rock
Sự ra đi của Chester Bennington để lại vô vàn tiếc nuối. (Nguồn: TMZ)
Hòa đàm Syria không đạt được đột phá
Từ ngày 10 đến 15/7, tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra vòng hòa đàm thứ 7 về Syria do Liên hợp quốc bảo trợ.
Không ngoài dự đoán, vòng đàm phán lần này đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ sự đột phá nào.
Các bên tiếp tục lảng tránh đề cập những vấn đề cốt lõi liên quan đến tương lai Syria, như soạn thảo Hiến pháp mới, lập chính phủ chuyển tiếp, hay tổ chức các cuộc bầu cử.
Thay vào đó, chủ đề chống khủng bố chiếm hầu hết thời lượng thảo luận.
Nhưng các cuộc đàm phán vẫn chứng sự bất đồng giữa các bên, nhất là việc xác định các lực lượng khủng bố.
Không những vậy, cuộc đàm phán còn cho thấy dấu hiệu của sự chia rẽ sâu sắc giữa các nhóm đối lập tại Syria, tác động tiêu cực đến không khí đàm phán.
Chỉ có một điều được xem là thành công của cuộc hòa đàm lần này, đó là không bên nào rời bàn thương lượng. Cả Liên hợp quốc và Nga đều đưa ra đánh giá tích cực cho rằng, cơ chế tham vấn được hình thành từ các vòng trước đã giúp các bên thảo luận chi tiết và mang tính hợp tác hơn. Vòng đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra vào tháng 9-2017 tới đây tại Geneva.
Không ngoài dự đoán, vòng đàm phán lần này đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ sự đột phá nào.
Các bên tiếp tục lảng tránh đề cập những vấn đề cốt lõi liên quan đến tương lai Syria, như soạn thảo Hiến pháp mới, lập chính phủ chuyển tiếp, hay tổ chức các cuộc bầu cử.
Thay vào đó, chủ đề chống khủng bố chiếm hầu hết thời lượng thảo luận.
Nhưng các cuộc đàm phán vẫn chứng sự bất đồng giữa các bên, nhất là việc xác định các lực lượng khủng bố.
Không những vậy, cuộc đàm phán còn cho thấy dấu hiệu của sự chia rẽ sâu sắc giữa các nhóm đối lập tại Syria, tác động tiêu cực đến không khí đàm phán.
Chỉ có một điều được xem là thành công của cuộc hòa đàm lần này, đó là không bên nào rời bàn thương lượng. Cả Liên hợp quốc và Nga đều đưa ra đánh giá tích cực cho rằng, cơ chế tham vấn được hình thành từ các vòng trước đã giúp các bên thảo luận chi tiết và mang tính hợp tác hơn. Vòng đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra vào tháng 9-2017 tới đây tại Geneva.
Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Syria Bashar al-Jaafari (trái) và Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura (phải) tại vòng hòa đàm về Syria ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 10/7. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Hàn Quốc đề nghị đàm phán với Triều Tiên nhằm hạ nhiệt căng thẳng
Sau nhiều tuần căng thẳng, ngày 17/7, Hàn Quốc đã đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán quân sự với Triều Tiên.
Đây được coi là bước đi ban đầu trong sáng kiến của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhằm cải thiện quan hệ với Triều Tiên.
Tuy phía Triều Tiên chưa có lời hồi đáp chính thức về đề nghị này của Hàn Quốc, song nếu diễn ra, đây sẽ là cuộc đàm phán cấp chính phủ đầu tiên giữa hai nước kể từ cuối năm 2015, trong bối cảnh Triều Tiên vừa tiến hành liên tiếp một loạt vụ thử tên lửa.
Mặc dù chưa thể chắc chắn về hiệu quả của chính sách đối thoại, nhưng đề nghị đàm phán của lãnh đạo Hàn Quốc vẫn được đánh giá là động thái tích cực và phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Thực tế căng thẳng dẫn tới xung đột với Triều Tiên là điều Hàn Quốc không hề mong muốn, trong khi các biện pháp trừng phạt đến nay vẫn chưa làm Triều Tiên thay đổi lập trường và các vòng đàm phán trước đây cũng từng đem lại những kết quả tích cực.
Trước đề nghị đối thoại của Hàn Quốc, các nước đã có những phản ứng khác nhau. Trong khi phía Nhật Bản cho rằng hiện là thời điểm để gây sức ép với Bình Nhưỡng chứ không phải lúc tiến hành đối thoại, thì Trung Quốc lại hoan nghênh đề xuất của Hàn Quốc, khẳng định rằng hợp tác, hòa giải giữa hai miền Triều Tiên mang lại lợi ích cho tất cả các bên và góp phần giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Đây được coi là bước đi ban đầu trong sáng kiến của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhằm cải thiện quan hệ với Triều Tiên.
Tuy phía Triều Tiên chưa có lời hồi đáp chính thức về đề nghị này của Hàn Quốc, song nếu diễn ra, đây sẽ là cuộc đàm phán cấp chính phủ đầu tiên giữa hai nước kể từ cuối năm 2015, trong bối cảnh Triều Tiên vừa tiến hành liên tiếp một loạt vụ thử tên lửa.
Mặc dù chưa thể chắc chắn về hiệu quả của chính sách đối thoại, nhưng đề nghị đàm phán của lãnh đạo Hàn Quốc vẫn được đánh giá là động thái tích cực và phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Thực tế căng thẳng dẫn tới xung đột với Triều Tiên là điều Hàn Quốc không hề mong muốn, trong khi các biện pháp trừng phạt đến nay vẫn chưa làm Triều Tiên thay đổi lập trường và các vòng đàm phán trước đây cũng từng đem lại những kết quả tích cực.
Trước đề nghị đối thoại của Hàn Quốc, các nước đã có những phản ứng khác nhau. Trong khi phía Nhật Bản cho rằng hiện là thời điểm để gây sức ép với Bình Nhưỡng chứ không phải lúc tiến hành đối thoại, thì Trung Quốc lại hoan nghênh đề xuất của Hàn Quốc, khẳng định rằng hợp tác, hòa giải giữa hai miền Triều Tiên mang lại lợi ích cho tất cả các bên và góp phần giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 được phóng thử thành công tại một địa điểm ở Triều Tiên ngày 4/7. (Nguồn: YONHAP/TTXVN)
Đại diện 20 khu vực tại Ukraine tuyên bố thành lập nhà nước mới
Ngày 18/7, đại diện 20 khu vực tại Ukraine đã tuyên bố thành lập nhà nước.
Người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng Aleksander Zakharchenko đã đọc tuyên ngôn thành lập một quốc gia mới có tên gọi là Malorossia, lấy thủ phủ là thành phố Donetsk.
Tại Malorossia, thủ đô Kiev của Ukraine sẽ chỉ còn là trung tâm văn hóa - lịch sử và không còn quy chế thủ đô.
Theo tuyên bố của ông Zakharchenko, không thể khôi phục được nhà nước Ukraine như trước kia.
Với tư cách là đại diện cho các vùng thuộc Ukraine cũ, trừ Crimea, DPR cùng với 19 khu vực khác đã tuyên bố thành lập nhà nước mới, nhà nước kế thừa của Ukraine.
Nhà nước mới sẽ có tên gọi là Malorossia, vì tên gọi cũ Ukraine đã không còn uy tín.
Ngay lập tức, động thái này đã vấp phải sự phản đối của chính phủ Ukraine cũng như cộng đồng quốc tế.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cam kết bảo vệ chủ quyền Donbass đồng thời tuyên bố sẽ khôi phục chủ quyền lãnh thổ đối với các khu vực ở miền Đông Ukraine.
Trong khi đó, chính quyền Nga, Đức, Pháp cũng đã phản đối sáng kiến thành lập nhà nước mới ở Ukraine.
Người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng Aleksander Zakharchenko đã đọc tuyên ngôn thành lập một quốc gia mới có tên gọi là Malorossia, lấy thủ phủ là thành phố Donetsk.
Tại Malorossia, thủ đô Kiev của Ukraine sẽ chỉ còn là trung tâm văn hóa - lịch sử và không còn quy chế thủ đô.
Theo tuyên bố của ông Zakharchenko, không thể khôi phục được nhà nước Ukraine như trước kia.
Với tư cách là đại diện cho các vùng thuộc Ukraine cũ, trừ Crimea, DPR cùng với 19 khu vực khác đã tuyên bố thành lập nhà nước mới, nhà nước kế thừa của Ukraine.
Nhà nước mới sẽ có tên gọi là Malorossia, vì tên gọi cũ Ukraine đã không còn uy tín.
Ngay lập tức, động thái này đã vấp phải sự phản đối của chính phủ Ukraine cũng như cộng đồng quốc tế.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cam kết bảo vệ chủ quyền Donbass đồng thời tuyên bố sẽ khôi phục chủ quyền lãnh thổ đối với các khu vực ở miền Đông Ukraine.
Trong khi đó, chính quyền Nga, Đức, Pháp cũng đã phản đối sáng kiến thành lập nhà nước mới ở Ukraine.
Người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) Alexander Zakharchenko. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Đàm phán Brexit vòng hai chưa có bước đột phá
Từ ngày 17 đến 20/7, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Anh đã tiến hành vòng đàm phán thứ hai tại thủ đô Brussels, Bỉ. Vòng đàm phán đã kết thúc mà hai bên chưa đạt được bước đột phá do vẫn bất đồng về một số vấn đề quan trọng.
Tại cuộc đàm phán thứ hai này, các nhà điều phối và các nhóm thương lượng của hai bên đã tiến hành thảo luận 4 vấn đề ưu tiên chính bao gồm: quyền công dân; việc EU yêu cầu Anh trả khoảng 60 tỷ euro - khoản nghĩa vụ ngân sách mà Anh đã cam kết đóng góp cho EU với tư cách là thành viên; các vấn đề liên quan đến đường biên giới với Cộng hòa Ireland; số phận của các loại hàng hóa Anh trên các cửa hàng của EU sau thời điểm Brexit có hiệu lực và một số vấn đề khác.
Các nhà phân tích cho rằng mặc dù Anh và EU đã giải tỏa được một số khúc mắc song những tiến bộ đạt được tại vòng đàm phán này là khiêm tốn.
Vấn đề bế tắc hiện nay là mức độ và hình thức đóng góp tài chính của Anh cho EU hậu Brexit.
Ngoài ra hai bên còn bất đồng đối với quyền công dân khiến 3 triệu người EU đang sống ở Anh và 1,2 triệu người Anh sống tại EU sau Brexit…
Khi mà giữa hai bên vẫn còn rất nhiều khúc mắc cần tháo gỡ thì đàm phán Brexit được dự đoán sẽ còn nhiều gian nan.
Tại cuộc đàm phán thứ hai này, các nhà điều phối và các nhóm thương lượng của hai bên đã tiến hành thảo luận 4 vấn đề ưu tiên chính bao gồm: quyền công dân; việc EU yêu cầu Anh trả khoảng 60 tỷ euro - khoản nghĩa vụ ngân sách mà Anh đã cam kết đóng góp cho EU với tư cách là thành viên; các vấn đề liên quan đến đường biên giới với Cộng hòa Ireland; số phận của các loại hàng hóa Anh trên các cửa hàng của EU sau thời điểm Brexit có hiệu lực và một số vấn đề khác.
Các nhà phân tích cho rằng mặc dù Anh và EU đã giải tỏa được một số khúc mắc song những tiến bộ đạt được tại vòng đàm phán này là khiêm tốn.
Vấn đề bế tắc hiện nay là mức độ và hình thức đóng góp tài chính của Anh cho EU hậu Brexit.
Ngoài ra hai bên còn bất đồng đối với quyền công dân khiến 3 triệu người EU đang sống ở Anh và 1,2 triệu người Anh sống tại EU sau Brexit…
Khi mà giữa hai bên vẫn còn rất nhiều khúc mắc cần tháo gỡ thì đàm phán Brexit được dự đoán sẽ còn nhiều gian nan.
Cờ của Vương quốc Liên hiệp Anh (trái) và cờ của Liên minh châu Âu (phải). (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đối thoại kinh tế Mỹ-Trung Quốc lần đầu tiên
Ngày 19/7, tại thủ đô Washington (Mỹ) đã diễn ra Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung Quốc lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức hồi tháng 1.
Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung lần này là sự tiếp nối của tiến trình đối thoại được tổ chức dưới thời các chính phủ tiền nhiệm của hai nước và diễn ra đúng thời điểm kết thúc nỗ lực 100 ngày như đã được nhất trí giữa Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại bang Florida, Mỹ hồi tháng 4 vừa qua.
Kế hoạch trong 100 ngày này bao gồm nối lại việc xuất khẩu thịt bò Mỹ sang Trung Quốc sau 14 năm gián đoạn, cam kết trao quyền tiếp cận hạn chế với một số lĩnh vực tài chính của Trung Quốc.
Tại cuộc đối thoại, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận về các vấn đề kinh tế quan trọng như xuất nhập khẩu, rào cản thương mại song phương, đầu tư, tài chính, hợp tác trong các lĩnh vực như sản xuất sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ…
Tuy nhiên kết thúc đối thoại, Mỹ và Trung Quốc chỉ nhất trí hợp tác giảm thâm hụt thương mại mà không đạt được sự đột phá nào. Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung đã không có tuyên bố chung, không có họp báo hay thông báo về việc tiếp cận thị trường Trung Quốc của Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng, chính phủ hai nước cần tích cực hơn trong việc trao đổi và hợp tác để xây dựng chính sách hiệu quả, giúp tạo ra cầu nối, thu hẹp khác biệt, mở rộng hợp tác cùng có lợi./.
Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung lần này là sự tiếp nối của tiến trình đối thoại được tổ chức dưới thời các chính phủ tiền nhiệm của hai nước và diễn ra đúng thời điểm kết thúc nỗ lực 100 ngày như đã được nhất trí giữa Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại bang Florida, Mỹ hồi tháng 4 vừa qua.
Kế hoạch trong 100 ngày này bao gồm nối lại việc xuất khẩu thịt bò Mỹ sang Trung Quốc sau 14 năm gián đoạn, cam kết trao quyền tiếp cận hạn chế với một số lĩnh vực tài chính của Trung Quốc.
Tại cuộc đối thoại, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận về các vấn đề kinh tế quan trọng như xuất nhập khẩu, rào cản thương mại song phương, đầu tư, tài chính, hợp tác trong các lĩnh vực như sản xuất sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ…
Tuy nhiên kết thúc đối thoại, Mỹ và Trung Quốc chỉ nhất trí hợp tác giảm thâm hụt thương mại mà không đạt được sự đột phá nào. Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung đã không có tuyên bố chung, không có họp báo hay thông báo về việc tiếp cận thị trường Trung Quốc của Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng, chính phủ hai nước cần tích cực hơn trong việc trao đổi và hợp tác để xây dựng chính sách hiệu quả, giúp tạo ra cầu nối, thu hẹp khác biệt, mở rộng hợp tác cùng có lợi./.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Rossp hát biểu khai mạc Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ - Trung. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ca cấy ghép tay ở trẻ em đầu tiên trên thế giới thành công
Em bé đầu tiên trên thế giới được cấy ghép tay hiện đã có thể viết, tự ăn uống và mặc quần áo sau 18 tháng phẫu thuật.
Ca phẫu thuật này được coi là bước đột phá trong lĩnh vực cấy ghép, mở ra cơ hội giúp nhiều trẻ khuyết tật có thể hoạt động bình thường trở lại mà không cần các thiết bị hỗ trợ.
Năm Harvey 2 tuổi, các bác sỹ đã phải phẫu thuật cắt bỏ hai bàn tay và hai bàn chân của em do bị nhiễm trùng. Harvey cũng phải cấy ghép một quả thận. Do phải uống thuốc chống thải ghép thận nên ca phẫu thuật cấy ghép tay của Harvey phải kéo dài thêm 10 giờ.
Vài ngày sau khi phẫu thuật, Harvey phát hiện cậu có thể cử động các ngón tay và các dây chằng. Việc các dây thần kinh có dấu hiệu hoạt động trở lại có nghĩa là Harvey có thể cử động bằng các cơ tay được cấy ghép và cảm nhận được cơ quan xúc giác khoảng sáu tháng sau khi phẫu thuật - cũng là thời điểm cậu bé có thể tự ăn uống và cầm bút để viết. Tám tháng sau khi phẫu thuật, Harvey có thể sử dụng kéo và tô màu vẽ.
Trong vòng một năm, Harvey có thể xoay gậy bóng chày bằng cả hai tay và đã ném quả bóng đầu tiên hồi tháng 8/2016. Hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy não bộ của Harvey đang tiếp nhận đôi tay mới, và đang dần phát triển việc kiểm soát vận động và cơ quan xúc giác.
Ca phẫu thuật này được coi là bước đột phá trong lĩnh vực cấy ghép, mở ra cơ hội giúp nhiều trẻ khuyết tật có thể hoạt động bình thường trở lại mà không cần các thiết bị hỗ trợ.
Năm Harvey 2 tuổi, các bác sỹ đã phải phẫu thuật cắt bỏ hai bàn tay và hai bàn chân của em do bị nhiễm trùng. Harvey cũng phải cấy ghép một quả thận. Do phải uống thuốc chống thải ghép thận nên ca phẫu thuật cấy ghép tay của Harvey phải kéo dài thêm 10 giờ.
Vài ngày sau khi phẫu thuật, Harvey phát hiện cậu có thể cử động các ngón tay và các dây chằng. Việc các dây thần kinh có dấu hiệu hoạt động trở lại có nghĩa là Harvey có thể cử động bằng các cơ tay được cấy ghép và cảm nhận được cơ quan xúc giác khoảng sáu tháng sau khi phẫu thuật - cũng là thời điểm cậu bé có thể tự ăn uống và cầm bút để viết. Tám tháng sau khi phẫu thuật, Harvey có thể sử dụng kéo và tô màu vẽ.
Trong vòng một năm, Harvey có thể xoay gậy bóng chày bằng cả hai tay và đã ném quả bóng đầu tiên hồi tháng 8/2016. Hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy não bộ của Harvey đang tiếp nhận đôi tay mới, và đang dần phát triển việc kiểm soát vận động và cơ quan xúc giác.
(Nguồn: bbc.com)
Thông tin mơ hồ về cái chết của thủ lĩnh IS al-Baghdadi
Ngày 17/7, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga hiện chưa có thông tin chính xác về việc thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi còn sống hay đã bị tiêu diệt như thông tin của nhiều phương tiện truyền thông đưa trước đó.
Theo ông Peskov, các thông tin cho đến nay rất mâu thuẫn và hiện các cơ quan đặc vụ của Nga đang kiểm tra độ xác thực của các thông tin này.
Tuyên bố ông Peskov đưa ra sau khi Giám đốc cơ quan tình báo và phản gián thuộc Bộ Nội vụ Iran Abu Ali Al-Basri cho biết al-Baghdadi còn sống và đang lẩn trốn trên lãnh thổ Syria.
Rất nhiều nguồn tin đã nhiều lần thông báo về cái chết hoặc bị thương của thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi.
Trước đó, ngày 16/7, người đứng đầu cơ quan tình báo và chống khủng bố của Bộ Nội vụ Iraq, ông Abu Ali Basri, cho rằng thủ lĩnh Abu Bakr Baghdadi của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có thể còn sống và hiện đang ẩn náu ở vùng ngoại ô của thành phố Raqqa.
Đài phát thanh Al Arabia dẫn lời ông Basri cho hay: “Hắn ta đang trốn ở Syria, chính xác là ở bên ngoài Raqqa.”
Ngày 21/7, Giám đốc Trung tâm chống khủng bố Mỹ Nicholas Rasmussen cũng cho biết ông chưa có thông tin xác nhận rằng thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi đã bị tiêu diệt.
Phản hồi những thông tin gần đây cho rằng Baghdadi đã chết, ông Rasmussen nói: "Tôi chưa thấy bất cứ thông tin nào khiến tôi tin rằng thủ lĩnh của IS đã bị tiêu diệt... Tôi không có thông tin xác nhận về cái chết của tên này"./.
Theo ông Peskov, các thông tin cho đến nay rất mâu thuẫn và hiện các cơ quan đặc vụ của Nga đang kiểm tra độ xác thực của các thông tin này.
Tuyên bố ông Peskov đưa ra sau khi Giám đốc cơ quan tình báo và phản gián thuộc Bộ Nội vụ Iran Abu Ali Al-Basri cho biết al-Baghdadi còn sống và đang lẩn trốn trên lãnh thổ Syria.
Rất nhiều nguồn tin đã nhiều lần thông báo về cái chết hoặc bị thương của thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi.
Trước đó, ngày 16/7, người đứng đầu cơ quan tình báo và chống khủng bố của Bộ Nội vụ Iraq, ông Abu Ali Basri, cho rằng thủ lĩnh Abu Bakr Baghdadi của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có thể còn sống và hiện đang ẩn náu ở vùng ngoại ô của thành phố Raqqa.
Đài phát thanh Al Arabia dẫn lời ông Basri cho hay: “Hắn ta đang trốn ở Syria, chính xác là ở bên ngoài Raqqa.”
Ngày 21/7, Giám đốc Trung tâm chống khủng bố Mỹ Nicholas Rasmussen cũng cho biết ông chưa có thông tin xác nhận rằng thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi đã bị tiêu diệt.
Phản hồi những thông tin gần đây cho rằng Baghdadi đã chết, ông Rasmussen nói: "Tôi chưa thấy bất cứ thông tin nào khiến tôi tin rằng thủ lĩnh của IS đã bị tiêu diệt... Tôi không có thông tin xác nhận về cái chết của tên này"./.
Hình ảnh Abu Bakr al-Baghdadi phát biểu tại một địa điểm bí mật. (Nguồn: AFP/TTXVN)
(Vietnam+)