Toan tính của Saudi Arabia và Nga khi khơi mào cuộc chiến giá dầu

Để tối ưu hóa lợi nhuận dầu mỏ, các nhà sản xuất lớn có chi phí sản xuất thấp như Saudi Arabia cần phải cân bằng giữa giá cả cạnh tranh với tham vọng chia sẻ thị trường.
Toan tính của Saudi Arabia và Nga khi khơi mào cuộc chiến giá dầu ảnh 1Một cơ sở khai thác dầu của Nga trên biển Caspi. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo energypolicy.columbia.edu, xét về bề nổi, ý tưởng về việc Saudi Arabia và Nga khởi động một cuộc chiến giá dầu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu là một ý tưởng tồi. Còn xét từ góc độ lý thuyết trò chơi, đây là một nước cờ khôn ngoan.

Giới phân tích hiện coi sự sụp đổ của thỏa thuận OPEC+ và việc dỡ bỏ cắt giảm nguồn cung - từng duy trì thị trường dầu cân bằng trong hai năm qua, không khác gì một sai lầm điển hình dẫn tới “một cuộc sự sát tập thể."

Một mô hình mới của thị trường dầu mỏ - do các nhà phát minh ra lý thuyết trò chơi trường trung bình Pierre-Louis Lions và Jean Michel Lasry khởi xướng - đã đưa ra gợi ý trái lại. Theo đó, để tối ưu hóa lợi nhuận dầu mỏ, các nhà sản xuất lớn có chi phí sản xuất thấp như Saudi Arabia - “quốc gia độc quyền thống trị” theo cách nói của lý thuyết trò chơi trên, cần phải cân bằng giữa giá cả cạnh tranh với tham vọng chia sẻ thị trường.

Mặc dù OPEC thường viện dẫn “bình ổn giá” là nhiệm vụ của tổ chức này, song trên thực tế đây là một mục tiêu khó đạt được. Lợi ích thực sự của OPEC là nhằm dẫn dắt chu kỳ thị trường đi từ các đợt phục hồi đến các đợt bán tháo. Khi giá tăng, “quốc gia độc quyền trên” hưởng lợi từ doanh thu cao hơn, nhưng lại mất thị phần cho các “đối thủ cạnh tranh” có chi phí sản xuất cao hơn - vốn chú tâm đầu tư vào năng suất mới.

Tuy nhiên, phản ứng của các nước này lại làm tăng thêm chi phí sản xuất và khiến hoạt động đầu tư của họ ngày càng kém hiệu quả, quá đó dễ dẫn tới các đợt bán tháo. Sớm hay muộn, “quốc gia độc quyền thống trị trên” sẽ giành lại quyền kiểm soát bằng cách gia tăng sản lượng và đẩy giá dầu “lao vực." Giá càng lao dốc, giảm sâu thì càng tốt.

Hiện thường xuyên xảy ra một số “cú sốc” đã đưa quốc gia độc quyền trên vào tình trạng lao dốc này. Vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, chất xúc tác là cú sốc nhu cầu âm trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Trong “thảm họa” thị trường dầu mỏ gần đây nhất năm 2014, đó là cú sốc nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ. Ở một thời điểm nào đó, mô hình mới này đã cho thấy thị trường đang chờ đợi tín hiệu đúng. Và virus SAR-CoV-2 đã mang đến điều này.

Trong khi sự lao dốc giá dầu đang trở nên quen thuộc, sự trượt giá là chưa có tiền lệ. Tác động của virus SAR-CoV-2 lên nhu cầu dầu mỏ tiêu cực tới mức đang trao cho Nga và Saudi Arabia cơ hội duy nhất để kiểm nghiệm giới hạn dung lượng dự trữ toàn cầu. Mức dung lượng dự trữ đầy đủ hơn, giá dầu sẽ càng tiến sát về mức 0. Khi và nếu dung lượng dự trữ đạt mức tối đa, giá dầu sẽ chuyển sang mức âm. Đối với những xu hướng hiện nay, điều này có thể xảy ra trong vòng vài tháng tới, thậm chí là vài tuần.

Không giống như trong “cuộc khủng hoảng” thị trường dầu mỏ năm 2014, dầu giá rẻ không thể kích thích nhu cầu và các hoạt động kinh tế vốn bị hạn chế vì những lý do sức khỏe cộng đồng, mà sẽ đi thẳng vào kho dự trữ.

[Lợi thế không ngờ của Nga trong cuộc chiến giá dầu]

Các dữ liệu của Công ty phân tích dầu mỏ Kayrros đã cho thấy chỉ trong tháng Ba vừa qua, trữ lượng dầu thô toàn cầu đã tăng hơn 100 triệu thùng, đạt 63% dung lượng lưu trữ. Việc phổ biến các biện pháp ngăn chặn đang đẩy nhanh tiến độ khai thác. Không ai biết rõ mức công xuất vận hành tối đa thực tế bởi vì chưa từng được kiểm chứng - nhiều khả năng là 80%.

Nếu dựa trên số lượng được hoạch định nhằm thúc đẩy sản xuất, có thể dự đoán lượng dự trữ của Saudi Arabia sẽ giảm do vương quốc Hồi giáo này tăng cường nguồn cung, ít nhất là vào lúc đầu.

Tuy nhiên, lượng dầu sự trữ của Saudi Arabia đã tăng vọt kể từ khi nổ ra cuộc chiến giá dầu. Điều này cho thấy rằng ngay khi bước vào cuộc họp “định mệnh” hồi đầu tháng này, các bộ trưởng dầu mỏ của Nga và Saudi Arabia đã chuẩn bị đầy đủ cho việc tăng cường nguồn cung.

Toan tính của Saudi Arabia và Nga khi khơi mào cuộc chiến giá dầu ảnh 2Một cơ sở lọc dầu ở cảng Jubail, Saudi Arabia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thực tế cho thấy việc Saudi Arabia và Kuwait mới đây giải quyết tranh chấp cũ đã cho phép hai nước tái khởi động các mỏ dầu chung vốn từng bị ngừng hoạt động suốt một thời gian dài, qua đó càng làm suy yếu quan điểm cho rằng quyết định gây leo căng thẳng của Riyadh được đưa ra ngay sau khi Nga tuyên bố “không” cắt giảm sản lượng.

Hoạt động bán tháo sẽ làm tổn thương các nhà sản xuất khác, song lại mang tới những lợi ích lâu dài cho Riyadh và Moskva. Do có chi phí thấp và nguồn vốn tài chính lớn, cả hai nước này có thể chịu được tổn thất doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ tốt hơn hầu hết các nhà sản xuất khác. Những quốc gia sản xuất dầu mỏ khác đang trên bờ vực sụp đổ. Iran - quốc gia đang hứng chịu các đòn trừng phạt - là một trường hợp điển hình.

Tuy nhiên, giải thưởng thực sự dành cho OPEC là việc “chế ngự” dầu đá phiến. Chỉ trích OPEC suốt một thời gian dài, Mỹ nay lại đang quay ra cổ vũ OPEC về dầu đá phiến. Chỉ mới năm ngoái, các nhà lập pháp Mỹ đã đưa trở lại dự luật cũ “NOPEC” (Đạo luật không sản xuất và xuất khẩu dầu) và một nhóm thượng nghị sỹ đến từ bang dầu mỏ của Mỹ đang đề nghị cắt giảm sản lượng.

Tuy nhiên, một thành viên của Ủy ban Đường sắt Texas - nơi từng quản lý nguồn cung trước OPEC, đã tiến hành thảo luận với tổ chức này về các mục tiêu sản xuất chung. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy có sự “bật đèn xanh” của các công ty đá phiến của Mỹ. Bên cạnh đó, giới chức Washington cũng đang tiếp cận Riyadh để có được một thỏa thuận.

Lý thuyết trò chơi này đã cho thấy cách thức các “đối thủ cạnh tranh” được hưởng lợi thụ động từ việc cắt giảm nguồn cung của OPEC tới chừng nào việc cắt giảm này còn hiệu lực. Tuy nhiên, kể từ khi trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới, Mỹ đang nhận ra rằng việc trở thành “một tay đua tự do” có thể không còn là một lựa chọn nữa.

Lý thuyết trò chơi này chỉ ra rằng, các lợi ích thị trường của Mỹ đang hội tụ hiệu quả với các lợi ích của Nga và Saudi Arabia. Bằng cách đe dọa “mở cửa xả lũ," Saudi Arabia và Nga có thể ép buộc Mỹ tham gia câu lạc bộ của họ.

Giá dầu hiện tại không bền vững. Khi cơn bão đi qua, bức tranh thị trường dầu mỏ sẽ thay đổi. Cuộc cách mạng dầu đá phiến từng cho phép Washington sử dụng vũ khí dầu mỏ như một công cụ chính sách đối ngoại, nhưng giờ đây, Mỹ nhận ra rằng “sự thống trị” dầu mỏ có cả mặt tốt lẫn mặt xấu./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục