Hiện nay, ở tỉnh Đắk Lắk đang xuất hiện sâu bệnh lạ diễn biến hết sức phức tạp gây hại quả ca cao làm giảm năng suất, sản lượng, thiệt hại lớn cho các nông hộ trong niên vụ này.
Theo bà con nông dân tại các vùng trọng điểm ca cao của tỉnh như Krông Ana, Cư Kuin, Ea Kar, Cư M’Gar khi ca cao ra quả lớn bằng ngón tay cái bỗng dưng bị vàng úa, héo rụng, hoặc đến khi quả to lại xuất hiện các đốm sần sùi rồi héo rụng.
Nghiêm trọng hơn, nhiều vườn ca cao cho quả to gần đến thời kỳ thu hoạch lại bị thối cả quả. Anh Nguyễn Văn Sơn, xã Ea Na (huyện Krông Ana) cho biết, gia đình có gần một ha ca cao chuẩn bị đến mùa thu hoạch thì nhiều cây trong vườn xuất hiện bệnh rụng hoặc thối quả hàng loạt.
Công ty cà phê Krông Ana có trên 250 ha ca cao cho thu hoạch niên vụ này, nhưng phần lớn diện tích vườn cây đều bị nhiễm bệnh rụng quả hàng loạt, thiệt hại rất lớn cho các nông hộ nhận khoán.
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, nguyên nhân là do biến đổi khí hậu làm xuất hiện một số bệnh lạ gây hại cho quả ca cao. Bước đầu, Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên đã xác định việc thối quả ca cao là do nấm phi-top gây nên.
Viện cũng đang tiếp tục nghiên cứu, theo dõi để sớm tìm ra các biện pháp khắc phục nhằm giúp cho các hộ nông dân trên địa bàn Đắk Lắk hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Viện đã khuyến cáo các nông hộ thường xuyên kiểm tra và khi phát hiện vườn cây có quả bị nhiễm bệnh cần hái , thu gom đưa ra khỏi vườn để đào hố, xử lý rắc vôi bột lên trên trước khi chôn lấp.
Các cây bị sâu bệnh, cần có chế độ chăm sóc, theo dõi, bón phân cân đối, hợp lý để tạo cho cây có điều kiện phục hồi nhanh, cho quả niên vụ sau...
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 2.000 ha ca cao, trong đó có trên 500 ha đã đưa vào kinh doanh cho thu hoạch./.
Theo bà con nông dân tại các vùng trọng điểm ca cao của tỉnh như Krông Ana, Cư Kuin, Ea Kar, Cư M’Gar khi ca cao ra quả lớn bằng ngón tay cái bỗng dưng bị vàng úa, héo rụng, hoặc đến khi quả to lại xuất hiện các đốm sần sùi rồi héo rụng.
Nghiêm trọng hơn, nhiều vườn ca cao cho quả to gần đến thời kỳ thu hoạch lại bị thối cả quả. Anh Nguyễn Văn Sơn, xã Ea Na (huyện Krông Ana) cho biết, gia đình có gần một ha ca cao chuẩn bị đến mùa thu hoạch thì nhiều cây trong vườn xuất hiện bệnh rụng hoặc thối quả hàng loạt.
Công ty cà phê Krông Ana có trên 250 ha ca cao cho thu hoạch niên vụ này, nhưng phần lớn diện tích vườn cây đều bị nhiễm bệnh rụng quả hàng loạt, thiệt hại rất lớn cho các nông hộ nhận khoán.
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, nguyên nhân là do biến đổi khí hậu làm xuất hiện một số bệnh lạ gây hại cho quả ca cao. Bước đầu, Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên đã xác định việc thối quả ca cao là do nấm phi-top gây nên.
Viện cũng đang tiếp tục nghiên cứu, theo dõi để sớm tìm ra các biện pháp khắc phục nhằm giúp cho các hộ nông dân trên địa bàn Đắk Lắk hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Viện đã khuyến cáo các nông hộ thường xuyên kiểm tra và khi phát hiện vườn cây có quả bị nhiễm bệnh cần hái , thu gom đưa ra khỏi vườn để đào hố, xử lý rắc vôi bột lên trên trước khi chôn lấp.
Các cây bị sâu bệnh, cần có chế độ chăm sóc, theo dõi, bón phân cân đối, hợp lý để tạo cho cây có điều kiện phục hồi nhanh, cho quả niên vụ sau...
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 2.000 ha ca cao, trong đó có trên 500 ha đã đưa vào kinh doanh cho thu hoạch./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)