Hàng trăm nghìn trẻ em được tiêm phòng bại liệt trong đợt đầu tại Gaza

WHO xác nhận đợt đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng khẩn cấp ở các khu vực phía Bắc, trung tâm và phía Nam Dải Gaza đã kết thúc vào ngày 12/9 với 560.000 trẻ em dưới 10 tuổi được tiêm phòng.

Một em nhỏ được điều trị tại bệnh viện ở Khan Younis, Dải Gaza. (Ảnh: THX/TTXVN)
Một em nhỏ được điều trị tại bệnh viện ở Khan Younis, Dải Gaza. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 13/9, Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết Liên hợp quốc và các đối tác đã tiêm vaccine phòng bại liệt cho hơn 560.000 trẻ em dưới 10 tuổi ở Dải Gaza.

Theo OCHA, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận đợt đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng khẩn cấp ở các khu vực phía Bắc, trung tâm và phía Nam Dải Gaza đã kết thúc vào ngày 12/9.

Trong giai đoạn cuối của đợt tiêm chủng đầu tiên ở phía Bắc Gaza, Liên hợp quốc và các đối tác đã tiêm phòng được cho hơn 112.000 trẻ em trong ba ngày. OCHA nêu rõ các đối tác sẽ bắt đầu đợt hai của chiến dịch tiêm chủng trong khoảng bốn tuần nữa.

Ngoài ra, phân tích mới của WHO cho thấy tính đến ngày 23/7, ước tính có 22.500 người ở Gaza bị thương nặng và sẽ cần các dịch vụ phục hồi chức năng vào thời điểm hiện nay và trong nhiều năm tới. Con số này chiếm 25% tổng số người bị thương mà Bộ Y tế Palestine ghi nhận trong giai đoạn đó.

Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh hệ thống y tế ở Gaza đang bị tàn phá, chỉ có 17 trong số 36 bệnh viện hoạt động một phần, trong khi dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và dịch vụ cộng đồng thường bị đình chỉ hoặc không thể tiếp cận do các cuộc tấn công, tình trạng mất an ninh và lệnh sơ tán liên tục.

OCHA cũng đã huy động các đối tác nhân đạo để đánh giá nhu cầu của những người bị ảnh hưởng do chiến dịch kéo dài hai ngày mới nhất của lực lượng Israel tại Tulkarm và Tubas ở Bờ Tây.

Chiến dịch đã kết thúc vào ngày 12/9 vừa qua với gần 10 người Palestine thiệt mạng và hàng chục gia đình phải di dời./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bé gái tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. (Nguồn: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố)

Bác sĩ cảnh báo vì sao nên cẩn trọng khi sử dụng nước giếng để nấu ăn

Người dân nên cẩn thận khi sử dụng nước giếng để nấu ăn bởi trong nước giếng có nhiều nitrate (NO3-) - chất ôxy hóa gây biến đổi hồng cầu hemoglobin F2+ thành F3+ không có khả năng gắn ôxy để đưa đến mô cơ thể sử dụng, dẫn đến thiếu ôxy gây chuyển hóa yếm khí làm tăng lactate máu, toan chuyển hóa.