Tại cuộc họp giao ban báo chí ngày 14/12 tại Bộ Thông tin Truyền thông, Hội Nghề cá Việt Nam cho biết đã yêu cầu Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) gỡ bỏ thông tin liên quan đến việc áp đặt nhãn đỏ cho cá tra Việt Nam.
Hội nghề cá Việt Nam cho rằng WWF của một số nước đã công bố sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam vào danh sách nhãn đỏ (không nên sử dụng) trong cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng là không phù hợp với quy định quốc tế, vi phạm nguyên tắc "công khai" trong quan hệ quốc tế, vi phạm nguyên tắc "minh bạch - cơ sở khoa học" của WTO, mang tính võ đoán và áp đặt.
Bên cạnh đó, Hội nghề cá Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chính phủ yêu cầu WWF sáu nước châu Âu xin lỗi người nuôi cá tra, Chính phủ Việt Nam và người tiêu dùng châu Âu; triển khai gấp việc hướng dẫn người nuôi áp dụng tiêu chuẩn GAP, CoC của Việt Nam; đánh giá công nhận và công bố rộng rãi trên thế giới và trong nước.
Ngoài ra, Hội kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rà soát và loại bỏ các cụm từ yêu cầu người nuôi áp dụng như SQF, SGS, Global-GAP ra khỏi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản chỉ đạo của Bộ. Vì chúng không phải là văn bản Luật, người nuôi làm theo hay không làm hoàn toàn tự nguyện và tốn rất nhiều tiền để nộp phí chứng nhận. Bên cạnh đó, cần xây dựng video clip về sản xuất thủy sản bền vững (cá tra, tôm, cá rô phi) công bố rộng rãi ở Việt Nam và quốc tế.
Ông Nguyễn Tử Cương, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thủy sản, Ủy viên Ban chấp hành Hội nghề cá Việt Nam cho rằng không nên quá lo ngại việc WWF có những hành động đối với cá tra Việt Nam bởi đây chỉ là một loại tờ rơi để hướng dẫn người tiêu dùng, chứ không phải là một rào cản thương mại như kiểu áp đặt thuế chống bán phá giá.
Đồng thời, cần phân biệt việc cá tra bị WWF “chuyển màu” từ danh sách da cam sang danh sách đỏ, tức là chuyển nhãn để người tiêu dùng tiện theo dõi và phân biệt, chứ không phải là đưa vào Sách đỏ (có nguy cơ tuyệt chủng, ngăn cấm sử dụng, khai thác) như nhiều người đã nhầm lẫn.
Theo ông Phạm Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, việc WWF của sáu nước đưa ra thông báo trên vì WWF đã không khảo sát tình hình thực tế nuôi cá tra tại Việt Nam hiện nay mà chỉ dựa trên hai tài liệu đã có sẵn của Hà Lan. Ông Tuấn cho biết những tài liệu trên chỉ là những thông tin quá cũ, không còn phù hợp với tình hình nuôi và chế biến cá tra hiện nay ở Việt Nam.
Ngày mai, Tổng cục Thủy sản sẽ có cuộc đối thoại trực tiếp với ông Mark Powell, người đứng đầu chương trình thủy hải sản toàn cầu nhằm trả lời các câu hỏi về kỹ thuật liên quan đến phương pháp và quy trình đánh giá dẫn đến việc đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ./.
Hội nghề cá Việt Nam cho rằng WWF của một số nước đã công bố sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam vào danh sách nhãn đỏ (không nên sử dụng) trong cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng là không phù hợp với quy định quốc tế, vi phạm nguyên tắc "công khai" trong quan hệ quốc tế, vi phạm nguyên tắc "minh bạch - cơ sở khoa học" của WTO, mang tính võ đoán và áp đặt.
Bên cạnh đó, Hội nghề cá Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chính phủ yêu cầu WWF sáu nước châu Âu xin lỗi người nuôi cá tra, Chính phủ Việt Nam và người tiêu dùng châu Âu; triển khai gấp việc hướng dẫn người nuôi áp dụng tiêu chuẩn GAP, CoC của Việt Nam; đánh giá công nhận và công bố rộng rãi trên thế giới và trong nước.
Ngoài ra, Hội kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rà soát và loại bỏ các cụm từ yêu cầu người nuôi áp dụng như SQF, SGS, Global-GAP ra khỏi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản chỉ đạo của Bộ. Vì chúng không phải là văn bản Luật, người nuôi làm theo hay không làm hoàn toàn tự nguyện và tốn rất nhiều tiền để nộp phí chứng nhận. Bên cạnh đó, cần xây dựng video clip về sản xuất thủy sản bền vững (cá tra, tôm, cá rô phi) công bố rộng rãi ở Việt Nam và quốc tế.
Ông Nguyễn Tử Cương, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thủy sản, Ủy viên Ban chấp hành Hội nghề cá Việt Nam cho rằng không nên quá lo ngại việc WWF có những hành động đối với cá tra Việt Nam bởi đây chỉ là một loại tờ rơi để hướng dẫn người tiêu dùng, chứ không phải là một rào cản thương mại như kiểu áp đặt thuế chống bán phá giá.
Đồng thời, cần phân biệt việc cá tra bị WWF “chuyển màu” từ danh sách da cam sang danh sách đỏ, tức là chuyển nhãn để người tiêu dùng tiện theo dõi và phân biệt, chứ không phải là đưa vào Sách đỏ (có nguy cơ tuyệt chủng, ngăn cấm sử dụng, khai thác) như nhiều người đã nhầm lẫn.
Theo ông Phạm Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, việc WWF của sáu nước đưa ra thông báo trên vì WWF đã không khảo sát tình hình thực tế nuôi cá tra tại Việt Nam hiện nay mà chỉ dựa trên hai tài liệu đã có sẵn của Hà Lan. Ông Tuấn cho biết những tài liệu trên chỉ là những thông tin quá cũ, không còn phù hợp với tình hình nuôi và chế biến cá tra hiện nay ở Việt Nam.
Ngày mai, Tổng cục Thủy sản sẽ có cuộc đối thoại trực tiếp với ông Mark Powell, người đứng đầu chương trình thủy hải sản toàn cầu nhằm trả lời các câu hỏi về kỹ thuật liên quan đến phương pháp và quy trình đánh giá dẫn đến việc đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)