Ngay sau khi Pháp ngày 6/5 công bố kết quả sơ bộ bầu cử tổng thống với phần chắc thắng nghiêng về ứng cử viên Francois Hollande thuộc đảng Xã hội, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới đã gửi những lời chúc mừng tốt đẹp và kỳ vọng tới ông chủ tương lai của Điện Elysee.
Thủ tướng Anh David Cameron gọi điện cho ông Hollande khẳng định sẽ hợp tác với người đứng đầu đảng Xã hội để thúc đẩy quan hệ Anh-Pháp. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hy vọng sẽ làm việc chặt chẽ với nhau trong tương lai để thắt chặt quan hệ giữa hai nước. Trước bầu cử, Pháp và Anh vẫn bất đồng về Hiệp ước tài chính châu Âu, với việc Luân Đôn từ chối ký nếu văn bản này được sửa đổi, trong khi ông Hollande tuyên bố sẽ thương lượng lại vấn đề này.
Mặc dù trước bầu cử công khai ủng hộ đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy giành chiến thắng, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mời ông Hollande đến thăm Đức. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ Pháp-Đức đối với châu Âu, đồng thời cam kết sẽ thúc đẩy sự hợp tác tốt đẹp và tin cậy giữa hai nước. Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho biết sẽ làm việc với Pari để thúc đẩy Hiệp ước tăng trưởng của châu Âu và ca ngợi chiến thắng của ông Hollande là sự kiện mang ý nghĩa lịch sử.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy gửi điện mừng tới ông Hollande, bày tỏ tin tưởng rằng mối quan hệ song phương và mối quan hệ trong Liên minh châu Âu (EU) sẽ phát triển theo hướng có lợi cho mối quan hệ giữa Tây Ban Nha và Pháp.
Tổng thống Mỹ Barack Obama mời ông Hollande đến Nhà Trắng vào cuối tháng này, đồng thời tỏ ý sẽ làm việc chặt chẽ với Tổng thống tương lai của Pháp và Chính phủ dưới quyền ông về một loạt thách thức kinh tế và an ninh mà hai bên cùng quan tâm. Hai nhà lãnh đạo khẳng định lại sự liên kết quan trọng và lâu dài giữa nhân dân Mỹ và Pháp.
[Hollande: “Tôi sẽ là Tổng thống của mọi người dân"]
Thủ tướng Canada Stephen Harper mong muốn hợp tác chặt chẽ với Tổng thống đắc cử Hollande, nhấn mạnh các giá trị chung cũng như các mối quan hệ chặt chẽ về ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo cho rằng Pháp và Canada cần thúc đẩy quan hệ hơn nữa, đồng thời nhất trí sẽ gặp nhau trong tương lai gần. Ông Harper cho biết Canada muốn làm việc chặt chẽ với Pháp về một loạt vấn đề quốc tế, đặc biệt tại các Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G-8), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5 và tháng 6 tới.
Cùng ngày, ông Hollande tuyên bố sẽ theo đuổi cam kết tập trung trở lại vào các nỗ lực tài chính của EU, từ các chương trình "thắt lưng buộc bụng" đến tăng trưởng.
Phát biểu trước những người ủng hộ sau khi đương kim Tổng thống Sarkozy thừa nhận thất bại, ông Hollande cho rằng biện pháp "thắt lưng buộc bụng" không còn là sự lựa chọn duy nhất đối với châu Âu và ông có trách nhiệm tạo dựng tương lai cho EU bằng tăng trưởng kinh tế, việc làm và sự thịnh vượng.
Ông cam kết sẽ thông báo ý tưởng này với tất cả các nhà lãnh đạo khác trong EU, trước hết là Đức. Ông Hollande cũng cảm ơn những người ủng hộ, đồng thời cam kết sẽ là nhà lãnh đạo có thể đoàn kết nước Pháp./.
Thủ tướng Anh David Cameron gọi điện cho ông Hollande khẳng định sẽ hợp tác với người đứng đầu đảng Xã hội để thúc đẩy quan hệ Anh-Pháp. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hy vọng sẽ làm việc chặt chẽ với nhau trong tương lai để thắt chặt quan hệ giữa hai nước. Trước bầu cử, Pháp và Anh vẫn bất đồng về Hiệp ước tài chính châu Âu, với việc Luân Đôn từ chối ký nếu văn bản này được sửa đổi, trong khi ông Hollande tuyên bố sẽ thương lượng lại vấn đề này.
Mặc dù trước bầu cử công khai ủng hộ đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy giành chiến thắng, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mời ông Hollande đến thăm Đức. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ Pháp-Đức đối với châu Âu, đồng thời cam kết sẽ thúc đẩy sự hợp tác tốt đẹp và tin cậy giữa hai nước. Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho biết sẽ làm việc với Pari để thúc đẩy Hiệp ước tăng trưởng của châu Âu và ca ngợi chiến thắng của ông Hollande là sự kiện mang ý nghĩa lịch sử.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy gửi điện mừng tới ông Hollande, bày tỏ tin tưởng rằng mối quan hệ song phương và mối quan hệ trong Liên minh châu Âu (EU) sẽ phát triển theo hướng có lợi cho mối quan hệ giữa Tây Ban Nha và Pháp.
Tổng thống Mỹ Barack Obama mời ông Hollande đến Nhà Trắng vào cuối tháng này, đồng thời tỏ ý sẽ làm việc chặt chẽ với Tổng thống tương lai của Pháp và Chính phủ dưới quyền ông về một loạt thách thức kinh tế và an ninh mà hai bên cùng quan tâm. Hai nhà lãnh đạo khẳng định lại sự liên kết quan trọng và lâu dài giữa nhân dân Mỹ và Pháp.
[Hollande: “Tôi sẽ là Tổng thống của mọi người dân"]
Thủ tướng Canada Stephen Harper mong muốn hợp tác chặt chẽ với Tổng thống đắc cử Hollande, nhấn mạnh các giá trị chung cũng như các mối quan hệ chặt chẽ về ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo cho rằng Pháp và Canada cần thúc đẩy quan hệ hơn nữa, đồng thời nhất trí sẽ gặp nhau trong tương lai gần. Ông Harper cho biết Canada muốn làm việc chặt chẽ với Pháp về một loạt vấn đề quốc tế, đặc biệt tại các Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G-8), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5 và tháng 6 tới.
Cùng ngày, ông Hollande tuyên bố sẽ theo đuổi cam kết tập trung trở lại vào các nỗ lực tài chính của EU, từ các chương trình "thắt lưng buộc bụng" đến tăng trưởng.
Phát biểu trước những người ủng hộ sau khi đương kim Tổng thống Sarkozy thừa nhận thất bại, ông Hollande cho rằng biện pháp "thắt lưng buộc bụng" không còn là sự lựa chọn duy nhất đối với châu Âu và ông có trách nhiệm tạo dựng tương lai cho EU bằng tăng trưởng kinh tế, việc làm và sự thịnh vượng.
Ông cam kết sẽ thông báo ý tưởng này với tất cả các nhà lãnh đạo khác trong EU, trước hết là Đức. Ông Hollande cũng cảm ơn những người ủng hộ, đồng thời cam kết sẽ là nhà lãnh đạo có thể đoàn kết nước Pháp./.
(TTXVN)