Động đất 7,9 độ Richter ở Nepal, hàng nghìn người thiệt mạng và mất tích
Một trận động đất mạnh 7,9 độ Richter đã xảy ra tại Nepal ngày 25/4, với những đợt rung chấn mạnh ở khắp nước này và tại nhiều nơi ở Ấn Độ.
Động đất xảy ra lúc 6 giờ 11 phút giờ GMT, tâm chấn ở độ sâu 15km, cách thủ đô Kathmandu của Nepal 81km về phía Tây Bắc.
Tổng số người thiệt mạng trong trận động đất khủng khiếp, tàn phá hầu hết đất nước thuộc dãy núi Himalaya, đã vượt qua mốc 2000.
Trận động đất đã gây ra một vụ lở tuyết trên đỉnh núi Everest và cũng làm nhiều người thiệt mạng, trong đó có một lãnh đạo cấp cao của Google.
Xem thêm tại đây: Động đất ở Nepal
Động đất xảy ra lúc 6 giờ 11 phút giờ GMT, tâm chấn ở độ sâu 15km, cách thủ đô Kathmandu của Nepal 81km về phía Tây Bắc.
Tổng số người thiệt mạng trong trận động đất khủng khiếp, tàn phá hầu hết đất nước thuộc dãy núi Himalaya, đã vượt qua mốc 2000.
Trận động đất đã gây ra một vụ lở tuyết trên đỉnh núi Everest và cũng làm nhiều người thiệt mạng, trong đó có một lãnh đạo cấp cao của Google.
Một người còn sống sót được tìm thấy trong đống đổ nát ở thủ đô Kathmandu của Nepal. (Nguồn: mashable.com)
Xem thêm tại đây: Động đất ở Nepal
Hội nghị Á-Phi cam kết củng cố quan hệ chiến lược hai châu lục
Trong hai ngày 22-23/4, Hội nghị Cấp cao Á-Phi (AAC 2015) kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung 1955, 10 năm Quan hệ Đối tác chiến lược mới Á-Phi, diễn ra tại Indonesia, với mục đích phát huy Tinh thần Bandung và thúc đẩy sự phát triển ở cả hai châu lục.
Hội nghị nhất trí lấy ngày 24/4 hằng năm là Ngày Á-Phi và Bandung là thủ đô của tình đoàn kết Á-Phi.
Hội nghị đã thông qua ba văn kiện quan trọng gồm: Thông điệp Bandung, Tuyên bố về củng cố Quan hệ hợp tác Chiến lược Á-Phi mới (NAASP) và Tuyên bố về Palestine.
Đoàn Việt Nam do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu tham dự Hội nghị. Bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với thông điệp “Tăng cường kết nối Á-Phi vì hòa bình, thịnh vượng thế giới trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế” đã nhận được sự hoan nghênh và nhất trí cao của Hội nghị.
Xem thêm tại đây: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Ưu tiên tăng cường kết nối Á-Phi
Hội nghị nhất trí lấy ngày 24/4 hằng năm là Ngày Á-Phi và Bandung là thủ đô của tình đoàn kết Á-Phi.
Hội nghị đã thông qua ba văn kiện quan trọng gồm: Thông điệp Bandung, Tuyên bố về củng cố Quan hệ hợp tác Chiến lược Á-Phi mới (NAASP) và Tuyên bố về Palestine.
Đoàn Việt Nam do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu tham dự Hội nghị. Bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với thông điệp “Tăng cường kết nối Á-Phi vì hòa bình, thịnh vượng thế giới trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế” đã nhận được sự hoan nghênh và nhất trí cao của Hội nghị.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (hàng đầu, thứ năm từ phải sang) chụp ảnh chung với các Trưởng đoàn dự Lễ kỷ niệm. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Ưu tiên tăng cường kết nối Á-Phi
Tín hiệu tích cực trong đàm phán TPP giữa Mỹ và Nhật Bản
Trong hai ngày 19-20/4, Bộ trưởng Kinh tế và Chính sách thuế Nhật Bản Akira Amari và Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman đã tiến hành cuộc đàm phán song phương về thỏa thuận thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Nhật Bản.
Hai bên tập trung tìm cách giải quyết những bất đồng liên quan đến việc mở cửa thị trường nông sản của Nhật Bản và dỡ bỏ các rào cản thương mại trong lĩnh vực ôtô của Mỹ.
Kết thúc đàm phán, hai bên tuyên bố đã đạt được những tiến bộ đáng kể tạo thêm đà cho nỗ lực đa phương hướng tới TPP.
Ước tính, khi được ký kết, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, sản lượng kinh tế vào khoảng 26.000-27.000 tỷ USD, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới.
Xem thêm tại đây: Nhật Bản và Mỹ đạt được tiến bộ đáng kể trong đàm phán TPP
Hai bên tập trung tìm cách giải quyết những bất đồng liên quan đến việc mở cửa thị trường nông sản của Nhật Bản và dỡ bỏ các rào cản thương mại trong lĩnh vực ôtô của Mỹ.
Kết thúc đàm phán, hai bên tuyên bố đã đạt được những tiến bộ đáng kể tạo thêm đà cho nỗ lực đa phương hướng tới TPP.
Ước tính, khi được ký kết, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, sản lượng kinh tế vào khoảng 26.000-27.000 tỷ USD, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Kinh tế và Chính sách tài chính Nhật Bản Akira Amari (trái) và Đại diện thương mại Mỹ Michael Froman. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Nhật Bản và Mỹ đạt được tiến bộ đáng kể trong đàm phán TPP
Phát hiện máy bay không người lái chứa chất phóng xạ trên nóc Văn phòng Thủ tướng Nhật
Sáng 22/4, nhân viên tòa nhà Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản đã phát hiện một chiếc máy bay không người lái đậu trên nóc tòa nhà.
Máy bay có chiều dài 50cm, được bọc ngoài bằng một lớp vải màu xanh, sử dụng quạt bốn cánh và được trang bị một camera.
Máy bay không người lái được phát hiện là loại Phantom 2 số hiệu DJI do Trung Quốc sản xuất. Vật thể bay này còn mang một hộp nhựa nhỏ dán ký hiệu phóng xạ và bên trong được xác định là chất cesium
Xem thêm tại đây: Vật thể bay trên nóc dinh Thủ tướng Nhật xuất xứ từ Trung Quốc
Máy bay có chiều dài 50cm, được bọc ngoài bằng một lớp vải màu xanh, sử dụng quạt bốn cánh và được trang bị một camera.
Máy bay không người lái được phát hiện là loại Phantom 2 số hiệu DJI do Trung Quốc sản xuất. Vật thể bay này còn mang một hộp nhựa nhỏ dán ký hiệu phóng xạ và bên trong được xác định là chất cesium
Cảnh sát Nhật Bản kiểm tra máy bay không người lái. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Vật thể bay trên nóc dinh Thủ tướng Nhật xuất xứ từ Trung Quốc
Iran hợp tác với Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới
Phó Giám đốc Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) đã có cuộc gặp với Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) để thảo luận về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai và thứ ba tại tỉnh miền Nam Bushehr, cũng như việc bàn giao toàn quyền kiểm soát các nhà máy cho phía Iran.
Các vấn đề liên quan đến việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới do Nga thiết kế.
Iran đặt mục tiêu sản xuất 20.000MW điện hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Iran đặt tại Bushehr có công suất 1.000MW đã chính thức được đưa vào vận hành và kết nối với mạng điện quốc gia vào tháng 9/2011.
Xem thêm tại đây: Iran hợp tác với Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới
Các vấn đề liên quan đến việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới do Nga thiết kế.
Iran đặt mục tiêu sản xuất 20.000MW điện hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Iran đặt tại Bushehr có công suất 1.000MW đã chính thức được đưa vào vận hành và kết nối với mạng điện quốc gia vào tháng 9/2011.
Nhà máy điện hạt nhân Bushehr. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Iran hợp tác với Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới
Hội nghị thượng đỉnh bất thường về cuộc khủng hoảng nhập cư
Trong hai ngày 23-24/4, Hội nghị thượng đỉnh bất thường về cuộc khủng hoảng nhập cư được tổ chức tại Brussels (Bỉ).
Lãnh đạo 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tăng gấp 3 nguồn tài chính cho chiến dịch Triton để tìm kiếm, cứu nạn trên biển Địa Trung Hải, lên 120 triệu euro (130 triệu USD).
Các biện pháp mà EU đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh bất thường sẽ giúp đối phó với làn sóng người nhập cư sang châu Âu từ các quốc gia đói nghèo và đang gánh chịu xung đột ở châu Phi, đặc biệt sau thảm họa chìm tàu ngày 18/4 tại vùng biển Libya khiến khoảng 900 người thiệt mạng.
Triton được triển khai cuối năm ngoái sau khi Italy ngừng chiến dịch cứu hộ Mare Nostrum để phản đối các đối tác khác trong EU không chia sẻ gánh nặng trong việc đối phó và giải quyết tình trạng nhập cư trái phép. Tuy nhiên, với kinh phí chỉ 3 triệu euro/tháng và 7 con tàu, ngân sách của Triton vẫn không đủ để trang trải các hoạt động cứu hộ quy mô lớn trên biển.
Xem thêm tại đây: EU mạnh tay kiểm soát người nhập cư qua đường Địa Trung Hải
Lãnh đạo 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tăng gấp 3 nguồn tài chính cho chiến dịch Triton để tìm kiếm, cứu nạn trên biển Địa Trung Hải, lên 120 triệu euro (130 triệu USD).
Các biện pháp mà EU đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh bất thường sẽ giúp đối phó với làn sóng người nhập cư sang châu Âu từ các quốc gia đói nghèo và đang gánh chịu xung đột ở châu Phi, đặc biệt sau thảm họa chìm tàu ngày 18/4 tại vùng biển Libya khiến khoảng 900 người thiệt mạng.
Triton được triển khai cuối năm ngoái sau khi Italy ngừng chiến dịch cứu hộ Mare Nostrum để phản đối các đối tác khác trong EU không chia sẻ gánh nặng trong việc đối phó và giải quyết tình trạng nhập cư trái phép. Tuy nhiên, với kinh phí chỉ 3 triệu euro/tháng và 7 con tàu, ngân sách của Triton vẫn không đủ để trang trải các hoạt động cứu hộ quy mô lớn trên biển.
Những người di cư sau khi được hải quân Italy cứu và đưa về cảng Sicily. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: EU mạnh tay kiểm soát người nhập cư qua đường Địa Trung Hải
Nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu lên mức cao kỷ lục
Theo số liệu do Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố ngày 21/4, tính đến cuối năm 2014, nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lên tới 91,9% Tổng sản phẩm nội khối (GDP), mức cao nhất kể từ khi lưu hành đồng euro được vào năm 1999.
Hy Lạp - nước bị "cơn bão" nợ công càn quét trong những năm qua, có mức nợ công cao nhất 177,1% GDP. Kế đến là Italy (132,1%), Bồ Đào Nha (130,2%), Ireland (109,7%), Cyprus (107,5%) và Bỉ (106,5%).
Cũng theo số liệu của Eurostat, chỉ có 4 trong 19 quốc gia thành viên Eurozone có tỷ lệ nợ công/GDP dưới ngưỡng 60%.
Tính đến thời điểm hiện nay, tổng mức nợ công và nợ tư nhân ở các nước phát triển đã lên mức cao kỷ lục 275% GDP, trong khi ở các nền kinh tế mới nổi, con số này là 175% GDP, tăng 30% so với thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Xem thêm tại đây: Đức tuyên bố sẽ làm tất cả có thể để Hy Lạp không phá sản
Hy Lạp - nước bị "cơn bão" nợ công càn quét trong những năm qua, có mức nợ công cao nhất 177,1% GDP. Kế đến là Italy (132,1%), Bồ Đào Nha (130,2%), Ireland (109,7%), Cyprus (107,5%) và Bỉ (106,5%).
Cũng theo số liệu của Eurostat, chỉ có 4 trong 19 quốc gia thành viên Eurozone có tỷ lệ nợ công/GDP dưới ngưỡng 60%.
Tính đến thời điểm hiện nay, tổng mức nợ công và nợ tư nhân ở các nước phát triển đã lên mức cao kỷ lục 275% GDP, trong khi ở các nền kinh tế mới nổi, con số này là 175% GDP, tăng 30% so với thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Đức tuyên bố sẽ làm tất cả có thể để Hy Lạp không phá sản
The New York Times thắng lớn tại giải báo chí Pulitzer 2015
Ngày 20/4, lễ trao giải thưởng báo chí Pulitzer 2015 đã diễn ra tại Đại học Columbia ở thành phố New York của Mỹ. Đây là giải thưởng thường niên nhằm đề cao những tác phẩm báo chí xuất sắc ở các thể loại, phản ánh những sự kiện tiêu biểu ở nước Mỹ và quốc tế.
Tờ The New York Times nhận hai giải ở hai hạng mục khác nhau về cùng chủ đề là cuộc chiến chống đại dịch Ebola ở Tây Phi, gồm giải Phóng sự quốc tế và giải Ảnh chuyên đề của nhiếp ảnh gia tự do Daniel Berehulak.
Ngoài ra, tờ báo uy tín nhất nước Mỹ này cũng giành giải Phóng sự điều tra với bài viết của nhà báo Eric Lipton về tầm ảnh hưởng của giới vận động hành lang đối với chính trường Mỹ.
Chủ nhân mỗi giải thưởng sẽ nhận được 10.000 USD, riêng giải cho báo chí "Phục vụ cộng đồng" được trao một huy chương vàng. Hiện giải Pulitzer có tới 21 hạng mục, thuộc các thể loại báo chí như phóng sự, biếm họa, nhiếp ảnh, tiểu sử và các lĩnh vực khác như sân khấu, thơ và âm nhạc.
Xem thêm tại đây: The New York Times thắng lớn tại giải báo chí Pulitzer 2015
Tờ The New York Times nhận hai giải ở hai hạng mục khác nhau về cùng chủ đề là cuộc chiến chống đại dịch Ebola ở Tây Phi, gồm giải Phóng sự quốc tế và giải Ảnh chuyên đề của nhiếp ảnh gia tự do Daniel Berehulak.
Ngoài ra, tờ báo uy tín nhất nước Mỹ này cũng giành giải Phóng sự điều tra với bài viết của nhà báo Eric Lipton về tầm ảnh hưởng của giới vận động hành lang đối với chính trường Mỹ.
Chủ nhân mỗi giải thưởng sẽ nhận được 10.000 USD, riêng giải cho báo chí "Phục vụ cộng đồng" được trao một huy chương vàng. Hiện giải Pulitzer có tới 21 hạng mục, thuộc các thể loại báo chí như phóng sự, biếm họa, nhiếp ảnh, tiểu sử và các lĩnh vực khác như sân khấu, thơ và âm nhạc.
Một bức ảnh đoạt giải của Daniel Berehulak về dịch bệnh Ebola. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: The New York Times thắng lớn tại giải báo chí Pulitzer 2015
Cựu Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi lĩnh án tù 20 năm
Một tòa án ở Ai Cập đã tuyên án 20 năm tù giam đối với Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi về tội sát hại người biểu tình hồi tháng 12/2012.
12 thủ lĩnh khác của phong trào Anh em Hồi giáo (MB) hiện đang bị cấm cũng lĩnh bản án tương tự, trong đó có Mohamed El-Beltagy, Tổng Thư ký MB và cựu nghị sỹ Essam El-Erian.
Đây là phán quyết đầu tiên nhằm vào cựu Tổng thống Morsi kể từ khi quân đội Ai Cập lật đổ ông hồi năm 2013 sau làn sóng biểu tình rầm rộ phản đối nhà lãnh đạo này.
Xem thêm tại đây: MB: Án tù của ông Morsi là phép thử về phản ứng của thế giới
12 thủ lĩnh khác của phong trào Anh em Hồi giáo (MB) hiện đang bị cấm cũng lĩnh bản án tương tự, trong đó có Mohamed El-Beltagy, Tổng Thư ký MB và cựu nghị sỹ Essam El-Erian.
Đây là phán quyết đầu tiên nhằm vào cựu Tổng thống Morsi kể từ khi quân đội Ai Cập lật đổ ông hồi năm 2013 sau làn sóng biểu tình rầm rộ phản đối nhà lãnh đạo này.
Cựu Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi trong phiên tòa xét xử tháng 1/2015. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: MB: Án tù của ông Morsi là phép thử về phản ứng của thế giới
Cúm gia cầm H5N2 lây lan với tốc độ đáng báo động tại Mỹ
Chính quyền bang Minnesota ở phía Bắc nước Mỹ giáp Canada ngày 24/4 đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên phạm vi toàn bang do dịch cúm gia cầm H5N2 lây lan với tốc độ đáng báo động.
Dịch cúm gia cầm H5N2 cho tới nay đã được phát hiện tại 46 trang trại thuộc 16 địa hạt của bang với hơn 2,6 triệu gia cầm đã bị ảnh hưởng.
Tính đến thời điểm này đã có hơn 7,3 triệu gia cầm các loại trên toàn nước Mỹ bị tiêu hủy do dịch cúm H5N2.
Giới chức y tế cho biết virus H5N2 có khả năng làm chết toàn bộ một đàn gia cầm trong vòng 48 giờ.
Xem thêm tại đây: Mỹ: Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm lớn nhất từ trước đến nay
Dịch cúm gia cầm H5N2 cho tới nay đã được phát hiện tại 46 trang trại thuộc 16 địa hạt của bang với hơn 2,6 triệu gia cầm đã bị ảnh hưởng.
Tính đến thời điểm này đã có hơn 7,3 triệu gia cầm các loại trên toàn nước Mỹ bị tiêu hủy do dịch cúm H5N2.
Giới chức y tế cho biết virus H5N2 có khả năng làm chết toàn bộ một đàn gia cầm trong vòng 48 giờ.
Một trang trại nuôi gà tại Mỹ. (Nguồn: cidrap.umn.edu)
Xem thêm tại đây: Mỹ: Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm lớn nhất từ trước đến nay
Công bố di chúc đầy đủ của Công nương Diana
Sau gần 18 năm kể từ cái chết bi thảm của Công nương Diana ở tuổi 36, đây là lần đầu tiên di chúc của bà được tiết lộ trên trang trang thông tin Probate Search của Anh.
Chương trình truyền hình Anh Today cho biết Công nương Diana đã để lại gần 30 triệu USD cho hai con trai là Hoàng tử William và Hoàng tử Harry.
Công nương cũng để lại lời nhắn cho mẹ, bà Frances Shand Kydd, nên tham khảo các nguồn tư vấn về việc giáo dục của hai hoàng tử trong trường hợp mình qua đời.
Ngoài ra, Công nương cũng để lại 80.000 USD cho người quản gia thân tín của mình là bà Paul Burrell.
Xem thêm tại đây: Di chúc đầy đủ của Công nương Diana được tiết lộ trên mạng
Chương trình truyền hình Anh Today cho biết Công nương Diana đã để lại gần 30 triệu USD cho hai con trai là Hoàng tử William và Hoàng tử Harry.
Công nương cũng để lại lời nhắn cho mẹ, bà Frances Shand Kydd, nên tham khảo các nguồn tư vấn về việc giáo dục của hai hoàng tử trong trường hợp mình qua đời.
Ngoài ra, Công nương cũng để lại 80.000 USD cho người quản gia thân tín của mình là bà Paul Burrell.
Công nương Diana. (Nguồn: ZUMA Press)
Xem thêm tại đây: Di chúc đầy đủ của Công nương Diana được tiết lộ trên mạng
(Vietnam+)