Khai mạc SEA Games 29
Vào đúng 19 giờ ngày 19/8 (theo giờ Việt Nam), lễ khai mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 29 (SEA Games 29) đã chính thức được khai màn tại sân vận động quốc gia Bukit Jalil ở trung tâm thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.
Lễ khai mạc SEA Games năm nay có chủ đề "Cùng nhau tỏa sáng" do chuyên gia tổ chức sự kiện gạo cội Francis Danker tư vấn sản xuất, trong khi đó đạo diễn tài ba Saw Teong Hin đảm nhận vai trò Giám đốc nghệ thuật.
4.888 vận động viên sẽ tham gia tranh tài tại 38 bộ môn thi đấu trong kỳ đại hội lần này. Trong đó, đoàn thể thao Việt Nam tham gia tranh tài tại 32 bộ môn, với mục tiêu giành được từ 49-59 huy chương vàng.
Với quy mô hoành tráng, Malaysia dự tính chi 105 triệu USD để tổ chức SEA Games 29, gấp 6 lần so với kinh phí mà nước này dự trù vào năm 2013.
SEA Games 2017 sẽ bế mạc vào ngày 31/8, đúng dịp kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh Malaysia.
Lễ khai mạc SEA Games năm nay có chủ đề "Cùng nhau tỏa sáng" do chuyên gia tổ chức sự kiện gạo cội Francis Danker tư vấn sản xuất, trong khi đó đạo diễn tài ba Saw Teong Hin đảm nhận vai trò Giám đốc nghệ thuật.
4.888 vận động viên sẽ tham gia tranh tài tại 38 bộ môn thi đấu trong kỳ đại hội lần này. Trong đó, đoàn thể thao Việt Nam tham gia tranh tài tại 32 bộ môn, với mục tiêu giành được từ 49-59 huy chương vàng.
Với quy mô hoành tráng, Malaysia dự tính chi 105 triệu USD để tổ chức SEA Games 29, gấp 6 lần so với kinh phí mà nước này dự trù vào năm 2013.
SEA Games 2017 sẽ bế mạc vào ngày 31/8, đúng dịp kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh Malaysia.
Pháo hoa trong lễ khai mạc SEA Games 29 ở Kuala Lumpur. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tây Ban Nha hứng chịu liên tiếp các vụ tấn công khủng bố
Ngày 17/8, một vụ xe tải đâm người đi bộ đã xảy ra ở đại lộ Las Ramblas, trung tâm thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, khiến ít nhất 13 người thiệt mạng và khoảng 100 người bị thương.
Số người thiệt mạng trong vụ tấn công này có thể còn tăng cao do nhiều người bị thương nặng.
Sau vụ đâm xe, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Cảnh sát Tây Ban Nha đã bắt giữ được 2 nghi can gồm một người Tây Ban Nha và một người Maroc. Lực lượng chức năng Tây Ban Nha đang triển khai chiến dịch săn lùng tên lái xe vẫn đang bỏ trốn.
Chỉ vài giờ sau vụ tấn công ở đại lộ Las Ramblas, tại một ngôi nhà ở Alcanar, cách thành phố Barcelona khoảng 200 km về phía Nam cũng đã xảy ra một vụ nổ khiến ít nhất 1 người thiệt mạng.
Tiếp đó, ngày 18/8, chính quyền thị trấn Cambrils, vùng Catalonia của Tây Ban Nha, cho biết ít nhất 6 dân thường và 1 cảnh sát đã bị thương khi một chiếc xe tải lao vào người đi bộ ở thị trấn nghỉ dưỡng ven biển này.
Cảnh sát đã tiêu diệt 4 kẻ tấn công và bắn bị thương 1 đối tượng khác, đồng thời cho rằng những đối tượng này có liên quan tới vụ đâm xe tại Barcelona và vụ nổ ở Alcanar.
Ngay sau khi các vụ tấn công xảy ra ở Tây Ban Nha, lãnh đạo nhiều nước và tổ chức trên thế giới đã lên án mạnh mẽ các vụ tấn công, đồng thời bày tỏ tình đoàn kết, sát cánh cùng Tây Ban Nha trong cuộc chiến chống khủng bố.
Số người thiệt mạng trong vụ tấn công này có thể còn tăng cao do nhiều người bị thương nặng.
Sau vụ đâm xe, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Cảnh sát Tây Ban Nha đã bắt giữ được 2 nghi can gồm một người Tây Ban Nha và một người Maroc. Lực lượng chức năng Tây Ban Nha đang triển khai chiến dịch săn lùng tên lái xe vẫn đang bỏ trốn.
Chỉ vài giờ sau vụ tấn công ở đại lộ Las Ramblas, tại một ngôi nhà ở Alcanar, cách thành phố Barcelona khoảng 200 km về phía Nam cũng đã xảy ra một vụ nổ khiến ít nhất 1 người thiệt mạng.
Tiếp đó, ngày 18/8, chính quyền thị trấn Cambrils, vùng Catalonia của Tây Ban Nha, cho biết ít nhất 6 dân thường và 1 cảnh sát đã bị thương khi một chiếc xe tải lao vào người đi bộ ở thị trấn nghỉ dưỡng ven biển này.
Cảnh sát đã tiêu diệt 4 kẻ tấn công và bắn bị thương 1 đối tượng khác, đồng thời cho rằng những đối tượng này có liên quan tới vụ đâm xe tại Barcelona và vụ nổ ở Alcanar.
Ngay sau khi các vụ tấn công xảy ra ở Tây Ban Nha, lãnh đạo nhiều nước và tổ chức trên thế giới đã lên án mạnh mẽ các vụ tấn công, đồng thời bày tỏ tình đoàn kết, sát cánh cùng Tây Ban Nha trong cuộc chiến chống khủng bố.
Cảnh sát điều tra tại hiện trường vụ nổ ở Alcanar ngày 18/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Colombia tuyên bố kết thúc xung đột với FARC
Ngày 15/8, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos tuyên bố cuộc xung đột kéo dài 50 năm qua tại nước này với Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) "đã thực sự kết thúc," với việc giải giáp vũ khí cho nhóm nổi dậy này đã hoàn tất.
Tại buổi lễ ở Pondores, phía Bắc Guajira, Tổng thống Santos tuyên bố: "Với việc hạ vũ khí, cuộc xung độ này đã thực sự qua đi. Đây thực sự là một thời khắc lịch sử cho đất nước chúng ta."
Theo lộ trình, FARC sẽ chính thức chuyển thành một đảng chính trị từ ngày 1-9 tới, sẽ sớm tổ chức đại hội thành lập đảng mới với tên gọi “Lực lượng cách mạng thay thế Colombia” (ARFC). Ngoài việc thành lập chính đảng, tổ chức này sẽ có 5 ghế tại Hạ viện.
Lộ trình hòa bình được thực hiện thành công đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 52 năm qua, mở ra hy vọng về một tương lai hòa bình cho người dân Colombia.
Tại buổi lễ ở Pondores, phía Bắc Guajira, Tổng thống Santos tuyên bố: "Với việc hạ vũ khí, cuộc xung độ này đã thực sự qua đi. Đây thực sự là một thời khắc lịch sử cho đất nước chúng ta."
Theo lộ trình, FARC sẽ chính thức chuyển thành một đảng chính trị từ ngày 1-9 tới, sẽ sớm tổ chức đại hội thành lập đảng mới với tên gọi “Lực lượng cách mạng thay thế Colombia” (ARFC). Ngoài việc thành lập chính đảng, tổ chức này sẽ có 5 ghế tại Hạ viện.
Lộ trình hòa bình được thực hiện thành công đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 52 năm qua, mở ra hy vọng về một tương lai hòa bình cho người dân Colombia.
Tổng thống Juan Manuel Santos (trái) và đại diện của Liên hợp quốc tại lễ giao nộp vũ khí của FARC ở Pondores ngày 15/8. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Lở đất kinh hoàng ở Sierra Leone làm hơn 300 người thiệt mạng
Ngày 14/8, ít nhất 312 người đã thiệt mạng trong một trận lở đất ở chân núi Sugar Loaf, thuộc thị trấn Regent, ngoại ô thủ đô Freetown của Sierra Leone.
Vụ lở đất cũng cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản và khiến người dân khu vực chìm trong hoảng loạn.
Sau vụ lở đất, chính phủ Sierra Leone phải lập các trung tâm ứng phó khẩn cấp để ổn định tạm thời cuộc sống cho khoảng gần 5.000 nạn nhân thiên tai.
Như vậy, hai năm sau “cơn lốc” dịch Ebola từng khiến hơn 3.655 người chết, nền kinh tế và hệ thống y tế của Sierra Leone gần như kiệt quệ, quốc gia nghèo nhất châu Phi này lại phải tiếp tục hứng chịu sự phẫn nộ của thiên nhiên.
Vụ lở đất lần này được ví như một cơn thịnh nộ của thiên nhiên, xuất phát từ tình trạng biến đổi khí hậu và nạn phá rừng tràn lan.
Các kết quả nghiên cứu quốc tế vừa công bố tuần qua đã chỉ ra rằng, hiện tượng Trái đất ấm lên đang làm thay đổi chu kỳ lũ lụt tại nhiều nơi trên thế giới, khiến mực nước tại các sông lên xuống thất thường, tác động trực tiếp tới cuộc sống của con người.
Báo các quốc tế cũng xác nhận năm 2016 là năm nóng nhất trên toàn cầu trong 137 năm qua. Nhiệt độ đại dương và đất liền, mực nước biển và lượng khí nhà kính đều phá các mốc kỷ lục từng được ghi nhận.
Vụ lở đất cũng cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản và khiến người dân khu vực chìm trong hoảng loạn.
Sau vụ lở đất, chính phủ Sierra Leone phải lập các trung tâm ứng phó khẩn cấp để ổn định tạm thời cuộc sống cho khoảng gần 5.000 nạn nhân thiên tai.
Như vậy, hai năm sau “cơn lốc” dịch Ebola từng khiến hơn 3.655 người chết, nền kinh tế và hệ thống y tế của Sierra Leone gần như kiệt quệ, quốc gia nghèo nhất châu Phi này lại phải tiếp tục hứng chịu sự phẫn nộ của thiên nhiên.
Vụ lở đất lần này được ví như một cơn thịnh nộ của thiên nhiên, xuất phát từ tình trạng biến đổi khí hậu và nạn phá rừng tràn lan.
Các kết quả nghiên cứu quốc tế vừa công bố tuần qua đã chỉ ra rằng, hiện tượng Trái đất ấm lên đang làm thay đổi chu kỳ lũ lụt tại nhiều nơi trên thế giới, khiến mực nước tại các sông lên xuống thất thường, tác động trực tiếp tới cuộc sống của con người.
Báo các quốc tế cũng xác nhận năm 2016 là năm nóng nhất trên toàn cầu trong 137 năm qua. Nhiệt độ đại dương và đất liền, mực nước biển và lượng khí nhà kính đều phá các mốc kỷ lục từng được ghi nhận.
Tổ chức an táng cho các nạn nhân vụ lở đất tại Freetown ngày 17/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Australia công bố manh mối mới về vị trí máy bay MH370 mất tích
Ngày 16/8, Cục An toàn Giao thông Australia (ATSB), cơ quan phụ trách giám sát công tác tìm kiếm dưới biển chiếc máy bay mất tích MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines, đã công bố các báo cáo mới với hy vọng có thể giúp xác định khu vực nơi chiếc Boeing 777 này biến mất.
Người đứng đầu ATSB Greg Hood đã công bố 2 báo cáo của Cơ quan Khảo sát Địa chất Quốc gia của Australia (Geosciences Australia) và Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO), trong đó đưa ra những đánh giá và phân tích liên quan đến vị trí mất tích của máy bay MH370.
Theo ông Hood, Geosciences Australia đã tiến hành phân tích hình ảnh vệ tinh từ khu vực nơi chiếc MH 370 được cho đã biến mất và phát hiện một số vật thể chìm dưới đáy biển.
Hình ảnh vệ tinh này được chụp lại vào ngày 23/3/2014, hai tuần sau khi chiếc MH370 mất tích trên Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, ông Hood cho biết vẫn chưa thể chắc chắn đây là những vật thể của chiếc máy bay xấu số hay không.
Người đứng đầu ATSB Greg Hood đã công bố 2 báo cáo của Cơ quan Khảo sát Địa chất Quốc gia của Australia (Geosciences Australia) và Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO), trong đó đưa ra những đánh giá và phân tích liên quan đến vị trí mất tích của máy bay MH370.
Theo ông Hood, Geosciences Australia đã tiến hành phân tích hình ảnh vệ tinh từ khu vực nơi chiếc MH 370 được cho đã biến mất và phát hiện một số vật thể chìm dưới đáy biển.
Hình ảnh vệ tinh này được chụp lại vào ngày 23/3/2014, hai tuần sau khi chiếc MH370 mất tích trên Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, ông Hood cho biết vẫn chưa thể chắc chắn đây là những vật thể của chiếc máy bay xấu số hay không.
Các mảnh vỡ được xác định là của MH370 được tìm thấy ở Mozambique, trong cuộc họp báo ở Maputo, Mozambique ngày 6/9/2016. (Nguồn: AFP/TTXVN)
SpaceX phóng thành công tàu vũ trụ mang theo siêu máy tính lên ISS
Đêm 14/8 theo giờ Việt Nam, Tập đoàn công nghệ khai phá không gian SpaceX đã phóng thành công tàu vũ trụ Dragon mang theo một siêu máy tính lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), hoàn thành chuyến bay thứ 12 lên trạm này theo thỏa thuận ký kết với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
Thông báo của SpaceX cho biết tên lửa Falcon 9 đã rời khỏi bệ phóng ở Cape Canaveral, bang Florida lúc 12 giờ 31 trưa 14/8 theo giờ địa phương (tức 23 giờ 31 cùng ngày theo giờ Việt Nam).
Tên lửa mang theo tàu vũ trụ cùng lượng đồ tiếp tế nặng 2.900 kg, trong đó có một siêu máy tính do Hewlett Packard chế tạo, mang tên Spaceborne.
Thông báo của SpaceX cho biết tên lửa Falcon 9 đã rời khỏi bệ phóng ở Cape Canaveral, bang Florida lúc 12 giờ 31 trưa 14/8 theo giờ địa phương (tức 23 giờ 31 cùng ngày theo giờ Việt Nam).
Tên lửa mang theo tàu vũ trụ cùng lượng đồ tiếp tế nặng 2.900 kg, trong đó có một siêu máy tính do Hewlett Packard chế tạo, mang tên Spaceborne.
Hình ảnh vụ phóng tên lửa SpaceX. (Nguồn: AP)
Mỹ chính thức điều tra Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ
Ngày 18/8, Mỹ đã chính thức mở cuộc điều tra nhằm vào cáo buộc Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ, một bước đi được dự đoán từ trước sau khi Tổng thống Donald Trump hồi đầu tuần này kêu gọi xác định xem liệu một cuộc điều tra như vậy có cần thiết hay không.
Trong một tuyên bố, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho hay: "Sau khi tham vấn với các bên liên quan và những cơ quan chính phủ khác, tôi đã xác định rằng những vấn đề quan trọng này xứng đáng có một cuộc điều tra kỹ lưỡng."
Cuộc điều tra này là biện pháp trực tiếp đầu tiên của chính quyền Mỹ nhằm vào cách hành xử thương mại của Trung Quốc, vốn bị Nhà Trắng và các nhóm doanh nghiệp Mỹ cho rằng đang gây tổn hại cho nền công nghiệp nước này.
Trong một tuyên bố, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho hay: "Sau khi tham vấn với các bên liên quan và những cơ quan chính phủ khác, tôi đã xác định rằng những vấn đề quan trọng này xứng đáng có một cuộc điều tra kỹ lưỡng."
Cuộc điều tra này là biện pháp trực tiếp đầu tiên của chính quyền Mỹ nhằm vào cách hành xử thương mại của Trung Quốc, vốn bị Nhà Trắng và các nhóm doanh nghiệp Mỹ cho rằng đang gây tổn hại cho nền công nghiệp nước này.
(Nguồn: Politico)
Iraq bắt đầu chiến dịch giành lại thành trì của IS gần Mosul
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi sáng sớm 20/8 thông báo bắt đầu cuộc chiến nhằm giành lại Tal Afar - một thành trì quan trọng của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở miền Bắc Iraq.
Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Abadi công bố "bắt đầu chiến dịch giải phóng Tal Afar." Ông nhấn mạnh với IS rằng tổ chức này không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc rời đi hoặc bị tiêu diệt.
Là một thành trì lâu nay của IS, Tal Afar - cách Mosul 80km về phía Tây - đã bị cắt đứt với phần còn lại của những lãnh thổ do IS kiểm soát hồi tháng Sáu vừa qua.
Hiện thành phố này đang bị quân đội chính phủ Iraq và lực lượng tình nguyện Shi'ite vây hãm ở phía Nam và các chiến binh người Kurd bao vây ở phía Bắc.
Khoảng 2.000 tay súng IS thiện chiến vẫn còn ở trong thành phố này.
Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Abadi công bố "bắt đầu chiến dịch giải phóng Tal Afar." Ông nhấn mạnh với IS rằng tổ chức này không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc rời đi hoặc bị tiêu diệt.
Là một thành trì lâu nay của IS, Tal Afar - cách Mosul 80km về phía Tây - đã bị cắt đứt với phần còn lại của những lãnh thổ do IS kiểm soát hồi tháng Sáu vừa qua.
Hiện thành phố này đang bị quân đội chính phủ Iraq và lực lượng tình nguyện Shi'ite vây hãm ở phía Nam và các chiến binh người Kurd bao vây ở phía Bắc.
Khoảng 2.000 tay súng IS thiện chiến vẫn còn ở trong thành phố này.
Lực lượng Iraq tiến vào Tal Afar. (Nguồn: AFP/TTXVN)
(Vietnam+)