Các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 18/10 phần lớn vẫn duy trì được đà tăng điểm từ phiên hôm trước, một phần nhờ màu xanh ấn tượng tại Phố Wall đêm trước, một phần nhờ số liệu kinh tế tích cực tại Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cường quốc kinh tế châu Á này trong quý 3 năm nay đã tăng 7,8%, bằng với mức dự báo trước đó của giới chuyên gia.
Theo các nhà phân tích, số liệu mới nhất này cho thấy kinh tế Trung Quốc không còn có nguy cơ "hạ cánh cứng" nữa sau khi tốc độ tăng trưởng của nước này đã tụt xuống chỉ còn 7,7% trong năm 2012 - mức thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây trước "những làn gió ngược" trên khắp toàn cầu, trong đó có cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ.
Những số liệu tích cực này góp thêm vào bầu không khí lạc quan trên các thị trường đã có được sau khi Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ vào phút chót thông qua thỏa thuận về ngân sách, cứu nước Mỹ thoát khỏi tình trạng vỡ nợ trong gang tấc và giúp Chính phủ Mỹ trở lại hoạt động sau 16 ngày một số cơ quan phải tạm thời đóng cửa. Thêm vào đó, hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục duy trì chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD hàng tháng do hậu quả của cuộc khủng hoảng ngân sách gần đây đã tác động xấu đến đà phục hồi của kinh tế Mỹ, cũng khiến các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào đà đi lên của thị trường cổ phiếu.
Đóng cửa phiên cuối tuần, hầu hết các sàn chủ chốt trong khu vực đều tăng điểm, trong đó Hang Seng của Hong Kong tăng mạnh 1,06% (245,22 điểm) lên 23.340,10 điểm; Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 0,24% (5,24 điểm) lên 2.193,78 điểm; thị trường Sydney cũng tăng 0,73% (38,4 điểm) lên 5.321,5 điểm - mức đóng cửa cao nhất trong vòng 5 năm qua; Kospi của Hàn Quốc cũng tăng 0,58% (11,79 điểm) lên 2.052,40 điểm.
Duy chỉ có Nikkei 225 của Nhật Bản lại đi ngược thị trường, để mất 0,17% (-24,97 điểm) xuống 14.561,54 điểm, chấm dứt chuỗi 7 phiên tăng liên tục khi đồng yen tăng giá trở lại so với đồng USD./.
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cường quốc kinh tế châu Á này trong quý 3 năm nay đã tăng 7,8%, bằng với mức dự báo trước đó của giới chuyên gia.
Theo các nhà phân tích, số liệu mới nhất này cho thấy kinh tế Trung Quốc không còn có nguy cơ "hạ cánh cứng" nữa sau khi tốc độ tăng trưởng của nước này đã tụt xuống chỉ còn 7,7% trong năm 2012 - mức thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây trước "những làn gió ngược" trên khắp toàn cầu, trong đó có cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ.
Những số liệu tích cực này góp thêm vào bầu không khí lạc quan trên các thị trường đã có được sau khi Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ vào phút chót thông qua thỏa thuận về ngân sách, cứu nước Mỹ thoát khỏi tình trạng vỡ nợ trong gang tấc và giúp Chính phủ Mỹ trở lại hoạt động sau 16 ngày một số cơ quan phải tạm thời đóng cửa. Thêm vào đó, hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục duy trì chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD hàng tháng do hậu quả của cuộc khủng hoảng ngân sách gần đây đã tác động xấu đến đà phục hồi của kinh tế Mỹ, cũng khiến các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào đà đi lên của thị trường cổ phiếu.
Đóng cửa phiên cuối tuần, hầu hết các sàn chủ chốt trong khu vực đều tăng điểm, trong đó Hang Seng của Hong Kong tăng mạnh 1,06% (245,22 điểm) lên 23.340,10 điểm; Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 0,24% (5,24 điểm) lên 2.193,78 điểm; thị trường Sydney cũng tăng 0,73% (38,4 điểm) lên 5.321,5 điểm - mức đóng cửa cao nhất trong vòng 5 năm qua; Kospi của Hàn Quốc cũng tăng 0,58% (11,79 điểm) lên 2.052,40 điểm.
Duy chỉ có Nikkei 225 của Nhật Bản lại đi ngược thị trường, để mất 0,17% (-24,97 điểm) xuống 14.561,54 điểm, chấm dứt chuỗi 7 phiên tăng liên tục khi đồng yen tăng giá trở lại so với đồng USD./.
Thùy Chi (TTXVN)