Chính phủ liên minh trung hữu của Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho sẽ vẫn tiếp tục cầm quyền cho đến hết nhiệm kỳ năm 2015.
Đây là quyết định của Tổng thống Bồ Đào Nha Anibal Cavaco Silva ngày 22/7 nhằm chấm dứt những bế tắc chính trị khi liên minh cầm quyền và phe đối lập không thể đạt thỏa hiệp về đường lối kinh tế, dẫn đến phải tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ ngày 18/7 vừa qua.
Đối với yêu cầu giải tán chính phủ của đảng Xã hội đối lập (đảng Xanh), ông Coelho giải thích bầu cử sớm hiện nay không phải là giải pháp cho những vấn đề mà Bồ Đào Nha đang phải đối mặt. Đó là thuyết phục bộ ba chủ nợ gồm Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giải ngân gói cứu trợ 78 tỷ euro cho nền kinh tế đất nước đang suy giảm nghiêm trọng.
Mười ngày trước, sau khi hai bộ trưởng trong chính phủ từ chức và phe đối lập yêu cầu thay đổi chính sách kinh tế "thắt lưng buộc bụng," Tổng thống Coelho đã kêu gọi các đảng phái chủ chốt ngồi vào bàn đối thoại để tìm ra thỏa hiệp "cứu vãn đất nước."
[Chính phủ Bồ Đào Nha vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm ]
Tuy nhiên, sau một tuần đàm phán tích cực, hai bên đã không nhất trí được với nhau, cụ thể là về cách thức tiến hành chính sách kinh tế khắc khổ đổi lấy cứu trợ.
Với quyết định giữ nguyên chính phủ trên, Bồ Đào Nha muốn thể hiện quyết tâm thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ, chứng tỏ là một đất nước có kiểm soát, có chính phủ.
Tổng thống Coelho còn cam kết trong thời gian sớm nhất, chính phủ sẽ đặt lại vấn đề tín nhiệm với quốc hội và trình bày một chương trình hành động từ nay đến kỳ bầu cử tiếp theo.
Theo số liệu chính thức, nền kinh tế Bồ Đào Nha sẽ suy giảm 2,3% trong năm nay và tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ tăng lên 18,2%./.
Đây là quyết định của Tổng thống Bồ Đào Nha Anibal Cavaco Silva ngày 22/7 nhằm chấm dứt những bế tắc chính trị khi liên minh cầm quyền và phe đối lập không thể đạt thỏa hiệp về đường lối kinh tế, dẫn đến phải tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ ngày 18/7 vừa qua.
Đối với yêu cầu giải tán chính phủ của đảng Xã hội đối lập (đảng Xanh), ông Coelho giải thích bầu cử sớm hiện nay không phải là giải pháp cho những vấn đề mà Bồ Đào Nha đang phải đối mặt. Đó là thuyết phục bộ ba chủ nợ gồm Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giải ngân gói cứu trợ 78 tỷ euro cho nền kinh tế đất nước đang suy giảm nghiêm trọng.
Mười ngày trước, sau khi hai bộ trưởng trong chính phủ từ chức và phe đối lập yêu cầu thay đổi chính sách kinh tế "thắt lưng buộc bụng," Tổng thống Coelho đã kêu gọi các đảng phái chủ chốt ngồi vào bàn đối thoại để tìm ra thỏa hiệp "cứu vãn đất nước."
[Chính phủ Bồ Đào Nha vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm ]
Tuy nhiên, sau một tuần đàm phán tích cực, hai bên đã không nhất trí được với nhau, cụ thể là về cách thức tiến hành chính sách kinh tế khắc khổ đổi lấy cứu trợ.
Với quyết định giữ nguyên chính phủ trên, Bồ Đào Nha muốn thể hiện quyết tâm thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ, chứng tỏ là một đất nước có kiểm soát, có chính phủ.
Tổng thống Coelho còn cam kết trong thời gian sớm nhất, chính phủ sẽ đặt lại vấn đề tín nhiệm với quốc hội và trình bày một chương trình hành động từ nay đến kỳ bầu cử tiếp theo.
Theo số liệu chính thức, nền kinh tế Bồ Đào Nha sẽ suy giảm 2,3% trong năm nay và tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ tăng lên 18,2%./.
(TTXVN)